Các vấn đề chính trị và kinh tế bao phủ giới tinh hoa toàn cầu khi họ tập trung tại Davos cho Diễn đàn kinh tế thế giới 2019. Nhưng các vấn đề WEF đưa ra trong năm nay liệu có được giải quyết?
Toàn cầu hóa đối mặt thách thức
Diễn đàn kinh tế thế giới coi vai trò của mình là "cải thiện tình trạng của thế giới". Sau nhiều thập kỷ ủng hộ và bảo vệ toàn cầu hóa, WEF giờ đây lo ngại rằng sự bất bình đẳng gia tăng, chủ nghĩa bảo hộ và chính trị dân tộc có thể khiến nền kinh tế thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng khác.
Như người sáng lập WEF Klaus Schwab nói: "Toàn cầu hóa tạo ra người chiến thắng và kẻ thua cuộc và có nhiều người chiến thắng hơn trong 24, 25, 30 năm qua - nhưng bây giờ chúng ta phải chăm sóc những kẻ thua cuộc, những người bị bỏ lại phía sau".
Có thể bạn quan tâm
15:35, 13/09/2018
08:06, 12/09/2018
06:30, 20/01/2019
Ông Schwab cho biết, WEF sẽ thúc đẩy các chính trị gia và giám đốc doanh nghiệp hướng tới một quá trình toàn cầu hóa "bao trùm" mới để khắc phục khoảng cách giữa những người "bị bỏ lại phía sau" và thiểu số, những người được hưởng đặc quyền.
Nhưng liệu điều này có giải quyết mối lo ngại của hàng triệu người cảm thấy hệ thống chống lại họ, và những người không bao giờ có mặt tại Davos? Trên thực tế, WEF sẽ phải vật lộn với những vấn đề tương tự vào năm 2020 và 2021 ... và hơn thế nữa.
Khủng hoảng biến đổi khí hậu
Sau nhiều năm cảnh báo, hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, chính trị gia và nhà kinh tế dường như đã nhận được thông điệp về biến đổi toàn cầu đang có những ảnh hưởng tiêu cực.
Theo khảo sát hàng năm của WEF về các rủi ro toàn cầu, biến đổi khí hậu và các sự kiện thời tiết cực đoan đã dẫn đầu danh sách các mối nguy hiểm đối với nền kinh tế thế giới.
Thật không may, các mối quan hệ quốc tế xấu đi và chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy đồng nghĩa với việc sẽ càng khó khăn hơn để đạt được thỏa thuận toàn cầu để giải quyết vấn đề, mặc dù các trận cháy rừng ở California và các trận lụt gần đây ở châu Âu đã cho thấy thiệt hại về con người và kinh tế nếu thế giới không hành động.
May mắn thay, WEF có thể hướng tới Sir David Attenborough để phát đi thông điệp này. Nhà phát thanh viên và nhà tự nhiên học nổi tiếng sẽ có bài diễn văn trước các đại biểu sẽ đưa ra các thông điệp cảnh báo rằng chưa bao giờ việc hiểu về thế giới tự nhiên lại trở nên quan trọng như lúc này để đảm bảo một tương lai an toàn.
Sức khỏe tinh thần
WEF đã biến sức khỏe tinh thần trở thành chủ đề chính tại Davos năm nay. Diễn đàn sẽ đề cập nỗi sợ rằng trầm cảm, lo lắng và các vấn đề sức khỏe khác đang gia tăng khi trong nhiều thập kỷ không được giải quyết đúng đắn.
Hoàng tử William sẽ thách thức các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để cải thiện môi trường cảm xúc và tinh thần tại nơi làm việc của họ. Ông sẽ "có mặt trong một ban thảo luận về "các vấn đề sức khỏe tinh thần" cùng với thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern.
Cung điện Kensington cho biết Công tước xứ Cambridge sẽ sử dụng cơ hội này để nhấn mạnh niềm tin của mình rằng những công ty lớn nhất thế giới có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội và nơi làm việc lành mạnh về tinh thần.
Sự chậm lại của Trung Quốc
Những hy vọng rằng Davos có thể mang lại một bước đột phá trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã bị dập tắt khi Tổng thống Donald Trump hủy chuyến đi của toàn bộ phái đoàn Nhà Trắng. Với sự vắng mặt của Mỹ, Vương Kỳ Sơn, phó chủ tịch Trung Quốc, sẽ có một bài diễn văn đặc biệt.
Đằng sau hậu trường, ông Vương sẽ được đặt những câu hỏi về mức độ thiệt hại mà cuộc chiến thương mại với Mỹ đã gây ra, và liệu nền kinh tế Trung Quốc có chậm lại nhanh chóng như một số nhà kinh tế lo ngại hay không.
Đó sẽ là một điều đáng quan ngại cho tiếng tăm của Mỹ khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin; Ngoại trưởng, Mike Pompeo; Bộ trưởng Thương mại, Wilbur Ross; và đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, sẽ không có mặt ở đó.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy
Làn sóng các nhà lãnh đạo dân túy mới sẽ có dịp tiếp xúc với các chính trị gia chính thống hơn. Ông Jair Bolsonaro, tổng thống cánh hữu mới của Brazil, sẽ thay thế vị trí của Tổng thống Trump bằng một bài diễn văn đặc biệt vào thứ ba, cho phép ông thiết lập chương trình nghị sự cho ngày khai mạc.
Bolsonaro cho biết ông sẽ giới thiệu về một Brazil khác, không có tham nhũng tràn lan. Việc cắt giảm thuế và tư nhân hóa của ông rất thu hút các nhà đầu tư, vì vậy Davos có thể sẽ mang đến cho ông sự chào đón rầm rộ.
Mặc dù vậy, các nhóm nhân quyền muốn thách thức ông Bolsonaro về các chính sách độc đoán của ông và việc nới lỏng luật súng đạn gần đây. Bên cạnh đó, Tỷ phú George Soros, người phê phán kịch liệt chủ nghĩa dân túy, có thể sẽ đưa ra những lời chỉ trích mạnh mẽ với sự vắng mặt của Tổng thống Trump.
Mặc dù vậy, tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, sẽ không có mặt tại Davos khi ông ở lại Paris để tổ chức một cuộc thảo luận quốc gia để đối phó với cuộc khủng hoảng dân sự gần đây.
Brexit
Thủ tướng Anh Theresa May là nhà lãnh đạo khác không có mặt Davos khi bà chọn ở lại Westminster để giải quyết cuộc khủng hoảng Brexit. Ông Philip Hammond dự kiến sẽ tham dự, và sẽ đối mặt với nhiều câu hỏi từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Anh ngày càng lo lắng về việc không đạt được thỏa thuận với EU.
Có khả năng, WEF sẽ tổ chức một phiên họp về Brexit vào cuối tuần này. Cho đến thời điểm hiện tại, cũng chưa có diễn giả nào được công bố sẽ tham gia cuộc họp này. Tuy nhiên, Thủ tướng May có thể không bận tâm đến việc bỏ lỡ Davos, vì sự chán ghét của bà đối với các công dân của thế giới, những người đổ xô đến Davos mỗi năm.