Sao lại không xem cái chưa tử tế chỉ là dấu hiệu nhận biết cái tử tế, hơn là thổi bùng cái chưa tử tế treo sự ngờ vực lên mọi ánh mắt.
Tử tế là gì? Quá tham vọng nếu ai đó cố cùng đi tìm câu trả lời cuối cùng cho nó. Hãy giả sử, trên đời này không có cái sự “không - tử - tế” thì liệu người ta có phân biệt được cái gì là tử tế hay không?
Nhà đương kim vô địch thế giới, đội tuyển Đức vừa bị đá văng khỏi World Cup. Với những người hâm mộ “cỗ xe tăng” Đức quả thật họ phải trải qua những giây phút không tử tế chút nào, ngược lại với người dân Hàn Quốc đó chẳng khác nào món quà tinh thần vô giá, là sự tử tế đến hoàn hảo.
Bộ phim “Chuyện tử tế” được công chiếu cách đây 30 năm đem đến cho người xem vô vàn câu hỏi về sự tử tế nhưng có thể là “không tử tế” với hoàn cảnh lúc ấy; những căn biệt thự bằng gỗ quý là biểu hiện không thể mạnh mẽ hơn cho “sự tử tế” của nhiều người nhưng lại mang đến tai họa cho cả cộng đồng khi mùa mưa lũ đến.
Mạng xã hội cho con người thấy vì sao nó có sức hấp dẫn đến thế, vì với nhiều người mỗi lần lướt web xem những thông tin giật gân là một khoái cảm gấp nhiều lần so với những mẩu tin “gương sáng đó đây”.
Một vụ việc “mất mặt” nơi công sở có thể nhấn chìm mọi cống hiến của một con người ấy suốt mấy mươi năm. Cũng chỉ một cú bổ nhiệm sai sẽ là vết đen bao trùm cả quá trình.
Có thể bạn quan tâm
10:53, 27/06/2018
05:31, 22/03/2018
21:03, 19/03/2018
15:29, 03/10/2017
09:30, 10/03/2017
17:52, 30/01/2017
Sáng nay vừa thức dậy, một người anh gửi cho tôi vài đường link về những hành động đẹp của cảnh sát giao thông. Tôi nghĩ mình phải viết gì đó để ít ra cố gắng minh chứng một điều đương nhiên - cái tốt còn nhiều lắm!
Kể cũng lạ, cái tốt không phải hiếm nhưng tại sao phải dìu dắt nó ra ánh sáng? Một clip ghi lại cảnh mãi lộ, nó như quả bom chùm gây sát thương nhiều tầng nấc trong ý thức con người.
Trên một con phố ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, tôi trông thấy tủ bánh mì thiện nguyện, tủ áo quần quyên góp, những chiếc tủ được làm đầy mỗi buổi sáng để những người vô gia cứ có thêm điểm tựa trên hành trình tìm kiếm cái ăn.
Những hình ảnh na ná như thế tuyệt nhiên quá ít trên xa lộ thông tin ngồn ngộn chảy đầy ắp chuyện khủng, chuyện lạ. Vì sao thế?
Hai cảnh sát giao thông hối hả trong dòng người đưa em bé đến bệnh viện trên chiếc xe đặc chủng - một hình ảnh làm mát dịu tâm lý giữa ngày hè oi ả, điểm sáng giữa vùng tối đầy rẫy nghi kỵ với những người mặc sắc phục cầm gậy thổi còi toen toét ven những con đường.
Những ngày căng thẳng của hàng triệu thí sinh “vượt vũ môn” kỳ thi quốc gia thì Miền Bắc ngập trong mưa lũ, nhiều đơn vị công an của tỉnh Hà Giang dầm mình trong mưa đưa đón thí sinh đến điểm thi.
Một chiến sĩ công an ở Quảng Bình đã chiến thắng lòng tham cố hữu của con người, mang trả lại 44 triệu đồng trong chiếc ví nhặt được; một Thượng tá cảnh sát giao thông ở Hà Nội rớm nước mắt chia tay người đi đường trong ca trực cuối cùng nghiệp binh lính...
Còn nhiều câu chuyện không thể nào kiệt kê trong một vài dòng và cũng kém đi phần nào sinh động qua từng con chữ khô khan, nhưng nếu chịu khó tìm, chịu khó lật hết những tiêu cực bùng phát kiểu “tam sao thất bản” thì mới mấy cuộc sống còn nhiều điều tốt đẹp biết bao.
Do đâu, vì đâu mà hình ảnh những người công an giao thông luôn bị hoài nghi “bì bọc”? Cớ sao luồng thông tin chưa tốt có sức công phá não trạng đến lạ kỳ!
Phải chăng những hành động đẹp không có chức năng làm người ta thấy kích thích để thỏa chí ném hiềm khích về người khác?
Sao lại không xem cái chưa tử tế chỉ là dấu hiệu nhận biết cái tử tế, hơn là thổi bùng cái chưa tử tế treo sự ngờ vực lên mọi ánh mắt.
Cái tốt còn nhiều - một khẳng định chẳng làm mất lòng ai vì nó đương nhiên đúng trong mọi hoàn cảnh dù bĩ cực hay sung sướng đến tột cùng. Nhưng làm sao nhận diện cái tốt để nó khuếch trương mạnh mẽ trong thế giới quan hiện nay? Đó mới là cái cần thiết.
Loa phường hay báo chí có làm cho cái tốt đánh dẹp cái xấu? Cũng có phần nào, nhưng “gia công” cái tốt quá đà lắm lúc lại trở thành cái không tốt. Để khỏi phải “gia công” hay “lắp ráp” cái tốt nên cần những “nhà máy” chế tạo và sản xuất cái tốt.