Đính chính sách Cánh Diều: Vẫn “đánh đố” trẻ nhỏ!

Diendandoanhnghiep.vn Cuối cùng thì NXB ĐH Sư phạm TP.HCM cũng đã công khai tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ Cánh Diều để xin ý kiến góp ý.

Cuốn sách Tiếng Việt Cánh Diều đang được lấy ý kiến một số đính chính nội dung.

Cuốn sách Tiếng Việt Cánh Diều đang được lấy ý kiến đính chính một số nội dung.

Mới đây, NXB ĐH Sư phạm TP.HCM đã công bố tài liệu điều chỉnh nội dung SGK Tiếng Việt 1, bộ Cánh diều. Tài liệu này được đăng tải trên trang lưu trữ phiên bản điện tử các cuốn trong bộ sách Cánh diều lớp 1.

Theo đó, nội dung chính của tài liệu giới thiệu một số ngữ liệu để giáo viên có thể sử dụng thay thế các bài đọc chưa phù hợp và hướng dẫn điều chỉnh một số từ ngữ trong các bài đọc.

Cụ thể, tài liệu đưa ra 11 bài đọc, bổ sung cho những bài không phù hợp để thầy cô có thể thay thế trong quá trình giảng dạy.

Trong đó, những bài tập đọc nhận được nhiều ý kiến phản biện, cho là không phù hợp như "Cua, cò và đàn cá" được thay bằng "Kết bạn" và "Hồ sen", bài "Quạ và chó" được bổ sung bằng bài "Phố Thợ Nhuộm".

Ở phần điều chỉnh từ ngữ, nhiều từ bị đánh giá không phù hợp được loại bỏ, chẳng hạn "thở hí hóp", "bê be be". Một số từ được thay thế như trong câu "Có kẻ đã cuỗm gà nhép", từ "cuỗm" được thay bằng từ "tha".

Danh sách các bài đọc bổ sung mà Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm TP.HCM vừa công bố.

Danh sách các bài đọc bổ sung mà Nhà xuất bản ĐH Sư Phạm TP.HCM vừa công bố.

Phần điều chỉnh từ ngữ trong SGK.

Phần điều chỉnh từ ngữ trong sách giáo khoa.

Tuy nhiên, phần đính chính này vẫn bị nhiều người nhận xét là “rối não”, đánh đố trẻ nhỏ vì quá phức tạp so với tầm nhận thức của trẻ em ở độ tuổi lên 6. Đặc biệt, có rất nhiều nội dung không phù hợp mà dư luận đã phản ánh trên các phương tiện truyền thông trong thời gian qua nhưng chưa được chỉnh sửa.

Cô Nguyễn Thị Hồng, giáo viên lớp 1 ở Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng, tài liệu chỉnh sửa sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều chưa thực sự tiếp thu ý kiến nhân dân, đặc biệt là ý kiến của các giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp một. 

Cô Hồng nêu ví dụ: Ở trang 16 có hình cái cặp da nhưng trong sách chỉ ghi mỗi chữ "da". Ở trang 19 có hình cây đa nhưng chỉ có mỗi chữ "đa".Tương tự, trang 48 có hình cây si nhưng chỉ ghi mỗi chữ "si", trang 44 có hình con ngựa đang phi nhưng có mỗi chữ "phi"; trang 54 có hình cá trê nhưng có mỗi chữ "trê", hình con chim trĩ nhưng chỉ có chữ "trĩ"; trang 56 có hình con chim cú nhưng có mỗi chữ "cú"; trang 58 có hình đôi đũa mà có mỗi chữ "đũa"...

"Theo tôi, tất cả những chữ này đều không đúng, cần phải có chỉnh sửa rõ ràng mới có thể giảng dạy được cho các cháu nhỏ ở độ tuổi lên 6, mới chập chững tiếp nhận kiến thức" - Cô Hồng nói.

Cô Hoàng Thị Lan, giáo viên lớp 1 ở quận Thanh Xuân, Cầu Giấy cho biết, câu chuyện về những sai sót của sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1- bộ sách Cánh Diều đã thu hút sự chú ý của dư luận và gây nhiều tranh cãi trên các diễn đàn. Mặc dù NXB ĐH Sư phạm TP.HCM đã công bố tài liệu điều chỉnh nội dung, nhưng đây chưa phải cách làm việc tận tâm của một nhà xuất bản bởi vẫn còn mang tính hình thức, đối phó. 

"Ví dụ với bài tập đọc trang 119, NXB đã sửa nhưng mới chỉ sửa ở phần câu hỏi tìm hiểu bài, phần nội dung bài đọc không sửa". - Cô Lan nói và chỉ ra bài: "Lớp Hà có tiết tập viết. Hà viết rất cẩn thận. Thế mà bạn Kiên xô bàn làm chữ "biển" của Hà xiên đi. Hà nhăn mặt. Kiên thì thầm: "Tớ lỡ mà". Hà chả giận bạn. Em viết thêm chữ "biển" thật đẹp. Cô nhìn chữ em, khen: "Chữ Hà đẹp lắm"!".

Theo phân tích của cô Lan, bài này không ổn về nội dung bởi nếu Kiên xô bàn làm cho Hà viết chữ xấu thì theo cách giảng dạy, rèn giũa học sinh của các cô giáo xưa nay là Kiên phải xin lỗi Hà. Con người cần phải biết học cách xin lỗi, cảm ơn ngay khi còn nhỏ. Phải biết phân biệt đúng sai để thay đổi mình, hoàn thiện mình.

"Trong bài này Hà lại "chả giận bạn", chữ "chả" là từ cổ, không gần gũi với cuộc sống và rất khó để cô giáo giải thích ngữ nghĩa với các cháu học sinh mới chập chững làm quen với con chữ". - Cô Lan nói.

Theo kế hoạch, sau khi kết thúc việc lấy ý kiến đóng góp vào ngày 20/11, tài liệu này đính chính này sẽ được in ấn và “phát miễn phí” đến tay từng học sinh đang sử dụng bộ sách Cánh Diều trước ngày 30/11. Có nghĩa là bên cạnh việc có 1 cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt bản chính, mỗi học sinh sẽ có 1 bản phụ- bản đính chính- kèm theo.

Chính điều này đã khiến các bậc phụ huynh lo lắng hơn. "Các con mới vào học lớp một chưa được hai tháng, việc đánh vần đọc chữ vẫn còn nhiều khó khăn. Vậy mà sắp tới ngoài quyển sách Tiếng Việt bản chính, mỗi con học sinh lớp một sẽ phải xem thêm một bản phụ đính chính kèm theo. Tôi e rằng, điều này sẽ khiến các con hoang mang, sợ sệt, thậm chí mất hứng thú trong việc học". - Một phụ huynh xin được giấu tên cho biết.

Đúng vậy, ý kiến của các phụ huynh có con đang học sách giáo khoa Cánh Diều cũng như những thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy không phải là không có lý.

Hãy cùng nhìn nhận, với trẻ nhỏ mới lớp một, việc làm quen với chữ cái, ghép vần, đọc thành câu chữ đã là khó, việc phải hiểu các câu từ "khó hiểu", thậm chí kém về mặt ngữ nghĩa lại càng... khó hơn. Vậy mà sắp tới, các con ở độ tuổi lên 6 lại vừa phải học một quyển sách lỗi, vừa phải lần rò từng trang đính chính để học. Điều này đúng là "đánh đố" các trẻ nhỏ. 

Thực tế là sách Cánh Diều bị lỗi quá nhiều, đính chính vẫn chưa ổn, vẫn còn nhiều bài chưa được làm rõ. Vậy, vì sao, chúng ta không cho tạm dừng bộ sách này, học lại sách Tiếng Việt cũ. Hoặc sau khi chỉnh sửa hết các lỗi, đưa ra lấy ý kiến nhân dân, đặc biệt là ý kiến các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy rồi hãy in lại, phát hành cho năm học 2021-2022 (tất nhiên là sẽ rất khó khăn bởi năm học mới đã diễn ra được hơn 2 tháng).

Thêm nữa, cũng cần phải cân nhắc việc chỉnh sửa có tốt hơn không so với việc bỏ hẳn cuốn sách giáo khoa ấy để chọn cuốn mới, hoặc dùng lại cuốn cũ mấy năm trước vẫn dùng. Thực tế thì, học sinh lớp một hay bất cứ lớp nào cũng cần được học một bộ sách giáo khoa chuẩn mực nhất chứ không phải vừa học vừa chỉnh sửa lỗi như vậy. Vậy nên, xin đừng bắt cách em học sinh ở lứa tuổi còn quá non nớt phải dùng sách kèm thêm một tập tài liệu “đính chính”. Bởi điều này là quá rắc rối, phức tạp với tầm nhận thức của các em.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đính chính sách Cánh Diều: Vẫn “đánh đố” trẻ nhỏ! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714151510 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714151510 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10