Mới đây, Bộ Nông, lâm, ngư nghiệp Nhật Bản đã chính thức cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với vải thiều Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang.
Như vậy, sau gần hai năm nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ ba chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận, cà phê Buôn Ma Thuột) tại Nhật Bản, vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm đầu tiên trong ba sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong bối cảnh nông sản đang trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cấp thiết. Bởi, trên thực tế, không ít sản phẩm nông sản của Việt Nam đã bị “đánh cắp” thương hiệu tại nước ngoài.
Cách đây 10 năm giới kinh doanh xuất khẩu cà phê Việt Nam sững sờ khi cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đăk Lăk đã bị đăng ký bảo hộ độc quyền trong vòng 10 năm bởi một doanh nghiệp Trung Quốc. Một thương hiệu khác nổi tiếng về cà phê ở Việt Nam là Đăk Lăk cũng đã bị Công ty Itm Entreprises (Société Anonyme) ở Pháp đăng ký độc quyền nhãn hiệu.
Chính vì vậy, việc chính quyền tỉnh Bắc Giang đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bước đi chủ động. Với việc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu sang Nhật Bản, giá trị gia tăng sẽ cao hơn, cơ hội được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn cao hơn.
Ông Vũ Xuân Trường, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết, các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan đến nông sản, thực phẩm. Theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 800 sản phẩm nông - lâm - thủy sản có uy tín, nhưng mới chỉ có 94 chỉ dẫn địa lý được đăng ký.
Có thể bạn quan tâm
Sàn thương mại điện tử không chỉ "giải cứu" nông sản
11:31, 11/03/2021
Hài hoà xuất khẩu nông sản và tiêu thụ nội địa
04:30, 05/03/2021
Từ câu chuyện nông sản Hải Dương: Cần tính trước các kịch bản "giải cứu" hàng hoá
05:00, 02/03/2021
Truy suất nguồn gốc lâm nông sản bất hợp lý
00:02, 28/02/2021
Doanh nghiệp chung tay "giải cứu" nông sản Hải Dương
00:06, 27/02/2021