Định hướng mới của Tôn Đông Á

Diendandoanhnghiep.vn Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng đã lên đến cực điểm, đã gây xáo trộn đến chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng Tôn Đông Á vẫn quyết tâm tìm hướng đi riêng.

Ông Nguyễn Thanh Trung - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tôn Đông Á chia sẻ.

Theo ông Trung, hiện nay nguồn cung ứng nguyên liệu thép cán nóng từ nhà máy Formosa Hà Tĩnh và tương lai gần từ Hoà Phát cung ứng nguồn nguyên liệu cho nhu cầu nội địa khoảng 40%, còn lại 60% có thể nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Châu Âu, Ấn Độ… Vì hiện tại nguồn cung trên thế giới đã vượt cầu và giá cả cũng khá cạnh tranh. Ngoài ra, một biến động đáng quan tâm khác của ngành thép nội địa là việc Bộ Công Thương đưa ra quyết định áp thuế chống bán phá giá lên tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc cũng hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp thép lá mạ Việt Nam trong tình hình thị trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay.

p/Nhà máy thứ hai của Tôn Đông Á tại Thủ Dầu Một, Bình Dương

Nhà máy thứ hai của Tôn Đông Á tại Thủ Dầu Một, Bình Dương

Ngành tôn thép Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn

Ngành tôn, thép Việt Nam tiếp tục chịu cơn "địa chấn" khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) quyết định áp hơn 400% mức thuế đối với thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam. Theo DOC, Cục Hải quan và biên phòng Mỹ sẽ bắt đầu thu khoản thuế lên tới 456,23% giá trị sản phẩm thép chống gỉ và thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam, với nguyên liệu sử dụng được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan. Đây được xem là mức thuế chống lẩn tránh thuế cao nhất từ trước đến nay Mỹ dành cho sản phẩm thép nhập khẩu từ Việt Nam trong bốn năm gần đây.

DOC cho biết mức thuế nói trên sẽ được áp dụng lên các sản phẩm nhập khẩu tương tự trong tương lai, thậm chí với cả các đơn hàng nhập khẩu chưa giao hết, được ký từ ngày 2/8/2018. Từ những thông tin này, theo ý kiến của một số doanh nghiệp trong ngành tôn thép cho rằng: Khi Mỹ công bố áp thuế sản phẩm thép lá mạ của doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu cán nóng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… các doanh nghiệp trong ngành đã và đang tìm nguồn nguyên liệu từ các nước khác thay thế, thì mới có thể tránh được “vạ lây”.

Riêng đối với Tôn Đông Á không bị ảnh hưởng với quyết định này, ông Trung cho hay. Vì Tôn Đông Á đã tuân thủ quy định của DOC không sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan kể từ quý 4/ 2017 đến nay. Việc Mỹ áp thuế sản phẩm thép mạ của doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nguyên liệu cán nóng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan thì Tôn Đông Á đã hợp tác và tuân thủ theo quy định này đã sử dụng các nguồn nguyên liệu từ Nhật Bản, Việt Nam để sản xuất ra các sản phẩm thép lá mạ xuất khẩu vào Mỹ trong những năm vừa qua.

Chia sẻ thị trường

Theo các doanh nghiệp sản xuất tôn thép Việt Nam: Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam, trong đó có ngành tôn, thép. Tuy nhiên, trước những bất ổn thương mại toàn cầu, chúng ta có thể chia sẻ thị trường xuất khẩu. Tôn thép xuất khẩu qua nhiều thị trường trong khu vực Đông Nam Á, các nước Nam Á, Trung Đông, Bắc Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương thì rủi ro trong xuất khẩu sẽ giảm đi rất nhiều, và các doanh nghiệp có thể tự chủ được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình mà không bị lệ thuộc vào thị trường Mỹ.

Tuy vậy, trước những xáo trộn về thị trường, thay đổi khách hàng nhập khẩu, ảnh hưởng của tiền tệ, ảnh hưởng đến tâm lý người mua... các nhà sản xuất Việt Nam khó giữ được sự ổn định cao, giám đốc một doanh nghiệp sản xuất tôn chia sẻ.

Chia sẻ thị trường xuất khẩu, có nghĩa là chia sẻ rủi ro trong kinh doanh, trong chiến lược kinh doanh, Tôn Đông Á luôn coi trọng thị trường nội địa, cho tới nay ở Tôn Đông Á thị trường này chiếm từ 70 đến 75% tổng sản lượng, trong đó có một phần công ty xuất khẩu gián tiếp những sản phẩm cuối cùng để tạo nên công trình hoàn chỉnh được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài. Cũng theo công ty chứng khoán Rồng Việt cho biết, ở mảng tôn mạ, Tôn Đông Á đang vươn lên mạnh mẽ về thị phần, đạt 18% trong 6 tháng 2019.

Tiến tới phân khúc sản phẩm chất lượng cao

Trong chiến lược kinh doanh ở Tôn Đông Á, luôn đưa ra nhiều phương án, trong đó phân khúc sản phẩm thép mạ màu đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao của mảng điện gia dụng, mảng công nghiệp phục vụ sản xuất ô tô, máy giặt…được chú trọng. Vì mảng này Việt Nam nhập khẩu 100%, mỗi năm khoảng từ 30 - 40 ngàn tấn.

Do vậy, Tôn Đông Á kỳ vọng đến năm 2020 có thể cung ứng phần lớn thép mạ chất lượng cao cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Phân khúc sản phẩm chất lượng cao không chiếm sản lượng lớn nhưng đem lại giá trị cao, cũng là phân khúc sản phẩm nhằm thoát khỏi cuộc chiến cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm tôn giá rẻ, ông Trung nhấn mạnh.

p/Sản phẩm tôn mạ của Tôn Đông Á.

Sản phẩm tôn mạ của Tôn Đông Á.

Với mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong nước về chất lượng sản phẩm và nâng cao vị trí trên bản đồ thép lá mạ thế giới, cách đây khoảng 10 năm trở về trước, khi Tôn Đông Á bắt tay vào xây dựng nhà máy thứ hai tại Thủ Dầu Một, Bình Dương đã lựa chọn đầu tư công nghệ nguồn từ các nhà cung cấp thiết bị hàng đầu của Châu Âu, Ý, Mỹ…

Sản phẩm của nhà máy đáp ứng nhiều chủng loại, chất lượng cao đủ năng lực cung ứng cho nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Và những công nghệ nguồn này có thể vận hành 20 - 30 năm sau không bị lạc hậu. Ngoài ra, trong quá trình vận hành nhà máy sẽ còn tiến hành cải tiến liên tục. Như vậy, sau gần 10 năm đầu tư, vận hành, năm 2018 công suất nhà máy thứ hai đã đạt gần bằng công suất thiết kế.

Điểm đặc biệt nổi trội tại nhà máy thứ hai của Tôn Đông Á đó là tiêu chí: Phát triển bền vững - là sản xuất phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Vì sản xuất tôn, thép muốn không ô nhiễm môi trường, trước hết đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện môi trường. Ngoài ra, đầu tư hệ thống tái sinh axit đã qua sử dụng; Hệ thống xử lý nước thải tiên tiến từ Nhật Bản đảm bảo môi trường trong khu công nghiệp xanh; Sử dụng năng lượng công nghệ Biomax (sử dụng phế thải nông nghiệp như mùn cưa, dăm củi, trấu…) thay thế cho công nghệ đốt dầu…Tất cả những khoản đầu tư này, mỗi tháng đã tiết kiệm cho nhà máy khoảng 500 triệu đồng.

Sắp tới, nhà máy sẽ lắp đặt điện năng bằng pin năng lượng mặt trời là những định hướng dài lâu: Xanh- sạch- đẹp, vận hành theo mô hình kinh tế tuần hoàn mà hiện nay Nhà nước đang quan tâm và kêu gọi doanh nghiệp cùng thực hiện.

Trước những biến động của thị trường khó có thể dự đoán trước điều gì, vấn đề là mỗi doanh nghiệp phải tự mình nâng cao sức cạnh tranh để có thể ứng phó trong những tình huống xấu. Ở Tôn Đông Á trong ba năm tới đây, tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ hệ thống cửa hàng, đại lý. Nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuẩn mực, minh bạch… Để trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn có thể có phương án phù hợp chống rủi ro và vận hành ổn định, ông Nguyễn Thanh Trung cho biết thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Định hướng mới của Tôn Đông Á tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714041656 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714041656 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10