Đoàn cán bộ Tổng công ty Thái Sơn hành quân về nguồn các tỉnh miền núi phía Bắc

Diendandoanhnghiep.vn Đoàn công tác Tổng công ty Thái Sơn do Đại tá Phạm Gặp, Chủ tịch – Tổng Giám đốc dẫn đầu vừa thăm một số khu di tích lịch sử tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

>> Chí khí và tinh thần đồng đội là “vũ khí” vượt qua khó khăn

Tham gia hành trình có 26 cán bộ, nhân viên với mục đích hiểu thêm về cội nguồn lịch sử, nâng cao nhận thức chính trị, lòng yêu nước và tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần “uống nước nhớ nguồn”...

Tại tỉnh Tuyên Quang, đoàn đã đến dâng hương, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi Bác Hồ và các đồng chí trong Trung ương Đảng đã ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22-8-1945 để lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 giành chính quyền trong cả nước. Khu căn cứ có diện tích 530 km2, xung quanh có nhiều dãy núi bao bọc và được che phủ dưới tán rừng già, rậm rạp, có sông suối chảy qua và là vùng đất rộng lớn có địa hình hiểm trở… được Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn làm căn cứ địa chủ yếu trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.

abc

Đại tá Phạm Gặp, Chủ tịch – Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn dẫn đầu Đoàn công tác Tổng công ty Thái Sơn thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Xuân Trưởng)

Tại tỉnh Hà Giang, đoàn tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên - nơi yên nghỉ của gần 2.000 liệt sĩ, trong đó có hơn 1.600 liệt sĩ từ khắp các tỉnh trong cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc được quy tập về đây.

abc

Đoàn công tác Tổng công ty Thái Sơn thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Ảnh: Xuân Trưởng)

Đại tá Phạm Gặp cùng đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và khắc ghi công lao to lớn của các Anh hùng Liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ từng tấc đất bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc. Trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc chống quân xâm lược, các anh đã ngã xuống đất mẹ khi tuổi đời mới đôi mươi, để lại sau lưng bố mẹ già, vợ trẻ, con thơ, nhiều đồng chí chưa có người yêu để gửi niềm thương, nỗi nhớ. Xương máu các anh đã xây bức tường thép bảo vệ vững chắc từng tấc đất biên cương, tên tuổi các anh đã trở thành bất tử với tổ quốc, non sông Việt Nam. Sử sách sẽ mãi khắc ghi tên tuổi các anh, những người con: “Sống bám đá đánh giặc - Chết hóa đá bất tử”, càng thêm nhắc nhở các thế hệ mai sau cảnh giác, nâng cao tinh thần yêu nước, yêu tổ quốc, chống giặc ngoại xâm, quyết bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc.

Đoàn cũng đã đến thăm cột cờ Lũng Cú, một trong những cột cờ quốc gia, nằm ở đỉnh Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, có độ cao khoảng 1.470m so với mực nước biển. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam.

>> Xuân về trên đảo Trường Sa 
>> [CẢM XÚC NGÀY XUÂN] Nuôi “heo vàng” trên đảo Trường Sa

Tại Cao Bằng, đoàn về thăm di tích Rừng Trần Hưng Đạo tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với 34 đồng chí, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay. Đây là nơi gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trải qua gần 80 năm, những dấu tích từ những ngày đầu thành lập được gìn giữ, trân trọng, càng góp phần giáo dục tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ.

Cùng hành trình, Đoàn cũng đã đến thăm khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bước chân đầu tiên trở về tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước.

abc

Đoàn cán bộ Tổng công ty Thái Sơn thăm cột cờ Lũng Cú, Hà Giang. (Ảnh: Xuân Trưởng)

Trước khi kết thúc chuyến về nguồn, đoàn đến thăm quan khu di tích Cứ điểm Đông Khê tại huyện Thạch An và thắp những nén hương viếng các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến chống quân xâm lược. Trận đánh Đông Khê giành thắng lợi đã chặt đứt một mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ của địch, trận đánh có vai trò then chốt, quyết định, tạo đà cho chiến thắng chiến dịch biên giới 1950.

Chuyến hành quân về nguồn tại các tỉnh miền núi phía Bắc làm phong phú thêm vốn hiểu biết của đoàn công tác. Qua chuyến đi giúp hiểu thêm về bản sắc văn hóa vùng miền trên mọi miền đất nước, thấy được những đóng góp, hi sinh mất mát của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tự hào về truyền thống bất khuất không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Những điều ấy tạo nên động lực để mỗi cán bộ, nhân viên người lao động gắn bó, đoàn kết xây dựng Tổng công ty vững mạnh, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh góp phần xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đoàn cán bộ Tổng công ty Thái Sơn hành quân về nguồn các tỉnh miền núi phía Bắc tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714053887 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714053887 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10