Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đề xuất mức chiết khấu tối thiểu

BẢO LOAN 04/02/2023 03:20

"Nếu muốn thị trường xăng dầu hoạt động ổn định thì không có cách nào khác là Nhà nước phải quy định mức chiết khấu tối thiểu".

>> Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi đơn “cầu cứu” Thủ tướng

Mới đây, hơn 250 đơn kiến nghị khẩn cấp về những bất ổn của thị trường vừa được các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi tới Thủ tướng Chính phủ.

250 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên cả nước gủi đơn kiến nghị

250 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trên cả nước gủi đơn kiến nghị khẩn cấp tới Thủ tướng Chính phủ

Trong đơn kiến nghị, 250 chủ doanh nghiệp đang sở hữu gần 9.000 cửa hàng trên cả nước cho biết một số quy định về kinh doanh xăng dầu đang khiến họ lỗ nặng, kiệt quệ.

Các kiến nghị này xoay quanh việc sửa đổi quy định về kinh doanh xăng dầu (tại Nghị định 83/2014 và 95/2021). Trong đó, 250 chủ doanh nghiệp đề xuất được lấy hàng từ 3 nguồn khác nhau như thương nhân phân phối để tránh bị khan và thiếu hàng cục bộ.

Đại diện cho 250 làm đơn kiến nghị khẩn cấp, ông Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty Bội Ngọc cho biết cần phải quy định mức chiết khấu tối thiểu cho doanh nghiệp bán lẻ thay vì "thả nổi'.

Thứ nhất: Cho dù là doanh nghiệp bán lẻ lấy hàng ở 3 nơi như Bộ Công thương đã thống nhất trình Chính phủ thì không ai có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp bán lẻ hoạt động ổn định trong mọi trường hợp.

Các nhà cung cấp có thể bắt tay ngầm với nhau để hạ chiết khấu xuống thấp và khi đó mức chênh lệch chỉ vài chục đồng cũng không có ý nghĩa nhiều, khi đó chiết khấu dưới điểm hòa vốn không đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.

>> Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: Cần tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng

ng Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty Bội Ngọc

Ông Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty Bội Ngọc

Việc cho doanh nghiệp bán lẻ lấy hàng từ nhiều nguồn, theo ông Giang Chấn Tây cũng có tính cạnh tranh về chiết khấu nhưng không nhiều. Điều đó chủ yếu chỉ là đảm bảo được cho doanh nghiệp bán lẻ chủ động được nguồn hàng và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị đứt gãy nguồn hàng trong chuỗi cung ứng, nhằm duy trì hoạt động xuyên suốt theo yêu cầu của Chính phủ đối với mặt hàng bình ổn và thiết yếu.

Mặc khác là cải thiện giao dịch mà trước đây không có như có sự lựa chọn giao dịch phù hợp khi đúc kết qua một quá trình giao dịch để nâng cao dịch vụ.

Ông Giang Chấn Tây cho biết: Điều quan trọng là cần phải quy định chiết khấu tối thiểu và xem đây là một công cụ để quản lý “hàng hóa đặc biệt” nhằm làm cho mọi hoạt động của hệ thống kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc được ổn định. Nếu không quy định sẽ xảy ra tình trạng chiết khấu luôn dưới điểm hòa vốn, khi đó sẽ lại xảy ra bất ổn thị trường.

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kỳ vọng quy định chiết khấu tối thiểu với “hàng hóa đặc biệt” này

Cũng theo chủ doanh nghiệp này, lý do thứ hai là cho dù là Nhà nước quy định giá bán lẻ hay là thả nổi giá để tự doanh nghiệp quyết định thì cũng không đảm bảo được các đầu mối sẽ cho chiết khấu cao hơn điểm hòa vốn.

Cũng theo ông Tây, việc hiện nay các doanh nghiệp bán lẻ đang có lượng cửa hàng bán lẻ áp đảo so với của các doanh nghiệp đầu mối nên cũng không dễ để thâu tóm. Nhưng nếu tình trạng "thả nổi" như thời gian qua vẫn tiếp tục sẽ dẫn đến một quá trình dài bất ổn cho kinh tế xã hội là điều không thể tránh khỏi.

Vì vậy, "Nhà nước cần có chính sách phù hợp để ổn định thị trường trên cơ sở công nhận sự tồn tại của doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu như là một sự tất yếu khách quan và cần phải có công cụ quản lý phù hợp chứ không phải quản lý bằng chính sách “bỏ rơi” doanh nghiệp bán lẻ như hiện tại", ông Giang Kiến Tây kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi đơn “cầu cứu” Thủ tướng

    05:00, 02/02/2023

  • Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu: Cần tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng

    04:00, 02/02/2023

  • Đề xuất điều chỉnh giá xăng dầu vào thứ Năm hàng tuần

    17:36, 01/02/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đề xuất mức chiết khấu tối thiểu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO