Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, việc doanh nghiệp vừa có phương án phòng chống dịch, vừa chủ động xây dựng kế hoạch tiếp tục hoạt động kinh doanh là rất cần thiết.
Nhằm mục đích giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ rủi ro, quản trị khủng hoảng và xây dựng được kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh, mới đây, và Chương trình Better Work Vietnam (BWV) tổ chức tập huấn “Kế hoạch kinh doanh liên tục (BCP) cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19”.
Tại Khóa tập huấn, bà Trần Thị Lan Anh - Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Văn phòng giới sử dụng lao động cho biết, gần 56% số doanh nghiệp phải cắt giảm lao động ở các mức độ khác nhau, trong đó hơn 1/5 số doanh nghiệp giảm lao động từ 10-20%. Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có lao động nghỉ việc do người lao động “phải cách ly", do thiếu việc vì sản xuất đình trệ hoặc người lao động tự xin nghỉ để trông con do nhà trường đóng cửa, kèm con học trực tuyến, chăm sóc người già, người bệnh,... Người lao động tự xin nghỉ việc còn là do tâm lý lo lắng nguy cơ lây nhiễm cao khi chưa được tiêm vaccine.
Theo bà Lan Anh, dịch bệnh đã khiến cho những mảng xám lan rất nhanh trong bước tranh toàn cầu và doanh nghiệp Việt Nam cũng bị ảnh hưởng khá nhiều, khó khăn chồng chất khi các nguồn lực dự trữ đang dần cạn dần, trong khi thị trường chưa có dấu hiệu hồi phục hoặc đang hồi phục rất chậm.
Đợt dịch này đã xâm nhập và tác động tiêu cực tới các khu công nghiệp, khu chế xuất – nơi tập trung một số lượng lớn người lao động nhất là ở các tỉnh thành phố phục vụ kinh tế trọng điểm ở khu vực phía Nam dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, và ảnh hưởng đến lao động sản xuất của địa phương
Cụ thể, mô hình “3 tại chỗ” đang gặp phát sinh một số vấn đề tại các khu công nghiệp tại nhiều địa phương khi thời gian áp dụng giãn cách kéo dài, do đó cần phải có giải pháp sáng kiến phù hợp hơn, sáng tạo hơn để duy trì sản xuất. Hay việc vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất và xuất khẩu đang bị gián đoạn, đặc biệt chi phí đầu vào chi phí vận chuyển ngày một tăng cao, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, làm đội giá thành sản xuất. Hoặc, dòng tiền của doanh nghiệp bị thiếu hụt nghiêm trọng dẫn đến khó khăn trong việc trang trải các khoản chi phí để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì chuỗ cung ứng sản xuất tiêu dùng
Những tháng còn lại của năm 2021, Chính phủ và doanh nghiệp đã xác định khó khăn còn có thể lớn hơn, nhất là khi kinh tế đã có độ mở lớn nên sẽ phải chịu tác động đan xen nhiều mặt. VCCI với vai trò là tổ chức của cộng đồng doanh nghiệp trong hai năm vừa qua đã có rất nhiều hoạt động tích cực hỗ trợ cho doanh nghiệp như liên tục kiến nghị với Chính phủ về các gói giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp. Đồng thời, tổ chức các buổi tập huấn đào tạo tư vấn trực tiếp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đặc biệt phát hành cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh an toàn trong bối cảnh dịch bệnh, qua đó đã phần nào tháo gỡ được những khó khăn cho doanh nghiệp phản ảnh cho Chính phủ, cho xã hội về nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp trong việc cần mở cửa vào quay trở lại sản xuất một cách an toàn, hiệu quả.
Trong bối cảnh đại dịch, các doanh nghiệp kinh doanh thành công hay không còn phụ thuộc vào khả năng duy trì các hoạt động chủ chốt, tốc độ phục hồi kinh doanh trong và sau một sự cố gián đoạn. Hiện nay Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cũng đang hết sức chuẩn bị cho việc này trong thời gian sắp tới. Do đó, trong buổi tập huấn về kế hoạch kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, VCCI và BWV đã giúp các doanh nghiệp bước đầu hình dung quá trình chuẩn bị một kế hoạch đảm bảo kinh doanh liên tục và giúp doanh nghiệp của mình có năng lực ứng phó trước những biến cố. Đồng thời, nâng cao khả năng hoạt động của doanh nghiệp duy trì sự phát triển của doanh nghiệp bền vững đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.
Bên cạnh đó, tại buổi tập huấn, các học viên cũng được giảng viên giới thiệu về 6 bước xây dựng kế hoạch kinh doanh liên tục (BCP) theo cẩm nang của VCCI và hướng dẫn của Tổ chứ Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO). 6 bước bao gồm: Xác định các sản phẩm hoặc dịch vụ chính, xây dựng mục tiêu BCP, Đánh giá mức độ tác động của sự gián đoạn đối với DN và người lao động, Xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ doanh nghiệp, Tạo lập danh sách liên lạc, Tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật BCP.
Kết thúc khóa tập huấn, các học viên đánh giá cao những thông tin, kiến thức được các chuyên gia truyền tải và bày tỏ mong muốn được tham gia những khóa tương tự do Văn phòng giới sử dụng lao động và Chương trình Better Work Việt Nam tổ chức trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
02:31, 22/09/2021
11:00, 21/09/2021
14:07, 20/09/2021
05:00, 19/09/2021
09:17, 18/09/2021
05:08, 18/09/2021
13:42, 17/09/2021
12:27, 16/09/2021