DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: VinFast và chuyện “đem chuông đi đánh xứ người”

NGUYỄN CHUẨN 07/03/2021 05:00

Trước khi VinFast tiến quân thị trường xe điện Mỹ, đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài. Điều này đang cho thấy khát vọng nâng tầm của các doanh nghiệp Việt.

Mới đây, câu chuyện VinFast, công ty con của tập đoàn Vingroup quyết định xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện trên đất Mỹ và tập trung đầu tư tại thị trường lớn nhất thế giới đang được giới truyền thông quan tâm.

Công ty VinFast quyết định đầu tư lớn tại thị trường xe điện của Mỹ.

Công ty VinFast quyết định đầu tư lớn tại thị trường xe điện của Mỹ.

Có thể nói, thị trường Mỹ được coi là thị trường lớn nhất và có sức mua lớn nhất thế giới. Nhìn qua lịch sử kinh tế thế giới trong vòng 50 năm qua, không có một nước nào trở thành đất nước công nghệ hoá mà không kinh qua nơi đây, sau đó mới tìm ra các thị trường khác trên thế giới. Có thể kể ra như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… ngoại trừ Trung Quốc, nơi có dân số đứng đầu thế giới và sức mua cũng không thua kém thị trường Mỹ.

Nhưng thị trường Mỹ cũng giống như một người đẹp khó tính, rất gợi cảm nhưng cũng đầy khắt khe, rất bình đẳng nhưng đầy tiêu chuẩn, nhiều nhu cầu nhưng không kém phần kén chọn và đặc biệt là sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt.

Ở Mỹ hiện tại có không dưới 20 hãng xe lớn nhỏ trên thế giới cùng chia sẻ miếng bánh. Có thể kể ra đây như là Audi, BMW, Chevrolet, Honda, Hyundai,.. và đặc biệt là Tesla, “đứa con cưng” của ngành công nghiệp xe điện Mỹ.

Ngoài ra, từ hơn một thập kỷ nay các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc chưa bao giờ ngừng tham vọng tiến quân nơi đây. Mặc dù họ chưa có nhiều dấu ấn nhưng với Trung Quốc, một dân tộc cố chấp và đầy tham vọng, khi chưa thực sự chiếm đoạt thì vẫn chưa nguôi ý định. Một số hãng như Automobile, Zotye, Kandi và nhiều thương hiệu khác của Trung Quốc đã thành lập chi nhánh bán hàng ở Mỹ, thậm chí xây dựng những phòng nghiên cứu phát triển(R&D) tại đây.

Rõ ràng việc mang ô tô điện đến Mỹ của VinFast là câu chuyện của riêng doanh nghiệp này nhưng đây cũng là những khó khăn chung của các doanh nghiệp Việt khi tiến quân ra các thị trường quốc tế.

Trước VinFast, đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt, mạnh dạn “đánh bắt xa bờ” khi đầu tư vào các dự án ở nước ngoài nhưng cũng không ít người gặp “trái đắng”.

Trước đây, trong một cuộc trò chuyện với báo chí, bà Thái Hương, chủ tịch Tập đoàn TH chia sẻ: “Nhiều năm nay, ngành du lịch Việt có khát vọng “mang thế giới đến Việt Nam”, để Việt Nam trở thành “điểm đến của thế giới”. Đây là khát vọng tuyệt vời, nhưng để phát triển hơn nữa, việc “mang thế giới đến Việt Nam” là chưa đủ. Tôi nghĩ rằng chúng ta còn cần “mang Việt Nam ra thế giới”.

Metfone - một dự án viễn thông đầu tư tại Campuchia của Viettel.

Metfone - một dự án viễn thông đầu tư tại Campuchia của Viettel.

Trong nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt như tập đoàn FPT, tập đoàn Viettel hay Vinamilk… đã có những bước đầu tư mạnh tay tại các thị trường nước ngoài. Một số doanh nghiệp quyết định phải đầu tư ra nước ngoài vì thị trường trong nước bão hòa, một số khác nhìn thấy tiềm năng để tăng trưởng sức mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý giá khi phải đối mặt với các công ty lớn nhất thế giới.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đánh giá, xét về mặt lợi ích với quốc gia, các hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ góp phần gia tăng đáng kể ngoại tệ cho đất nước thông qua lợi nhuận, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đóng góp vào việc củng cố và phát triển quan hệ ngoại giao của quốc gia với các nước bên ngoài. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội mở rộng thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Việt.

Thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam khi phát triển kinh doanh tại nước ngoài đã có những khoản lợi nhuận hàng tỷ USD chuyển về nước, bên cạnh các khoản lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Song, cũng có không ít những dự án thua lỗ, đầu tư kém hiệu quả, chưa xứng với kỳ vọng…

Các chuyên gia kinh tế phân tích, ngoài những nguyên nhân khách quan như chính trị, chính sách đầu tư nước sở tại... thì nguyên nhân chủ quan vẫn là vấn đề về năng lực quản lý, quản trị rủi ro, năng lực dự báo thị trường và kinh nghiệm trong đầu tư ra nước ngoài.

Có thể nói, thời gian gần đây, các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Viêt tuy rằng có nhiều khởi sắc về quy mô, lĩnh vực đầu tư và địa bàn. Song, cũng phải nhìn nhận việc đầu tư ra nước ngoài còn khá khiêm tốn khi chúng ta mới chỉ “loanh quanh” ở các thị trường lân cận như Lào, Campuchia hay một số nước châu Phi….

Do vậy, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tăng cường cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động này theo hướng đơn giản, thuận tiện, tăng quyền chủ động, và đặc biệt phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường hỗ trợ, tư vấn và cung cấp thông tin hữu tích về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho các doanh nghiệp để trong thời gian tới một ước mơ vươn tầm thế giới của người Việt trở thành hiện thực.

Có thể bạn quan tâm

  • DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: VinFast có gì khi “đem chuông đi đánh xứ người”?

    DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: VinFast có gì khi “đem chuông đi đánh xứ người”?

    10:04, 06/03/2021

  • Vinfast và “giấc mơ Mỹ”!

    Vinfast và “giấc mơ Mỹ”!

    05:12, 04/03/2021

  • Doanh nghiệp Việt

    Doanh nghiệp Việt "vào cuộc" sản xuất container

    11:00, 26/02/2021

  • Cảnh báo các doanh nghiệp Việt khi làm ăn với các đối tác UAE

    Cảnh báo các doanh nghiệp Việt khi làm ăn với các đối tác UAE

    04:00, 06/03/2021

  • Trì hoãn chuyển đổi số có thể khiến doanh nghiệp Việt gặp rủi ro

    Trì hoãn chuyển đổi số có thể khiến doanh nghiệp Việt gặp rủi ro

    04:30, 23/02/2021

  • Khi doanh nghiệp Việt đi ra khỏi “ao nhà”

    Khi doanh nghiệp Việt đi ra khỏi “ao nhà”

    16:33, 15/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: VinFast và chuyện “đem chuông đi đánh xứ người”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO