Doanh nghiệp dệt may mong được "gỡ khó" về thuế nhập khẩu nguyên liệu

Diendandoanhnghiep.vn Nghị định số 18/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP được kỳ vọng cởi trói cho doanh nghiệp trong thực thi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp cho biết, quy định tại Nghị định số 18/NĐ-CP khiến một đối tượng hàng hoá mà cả hai doanh nghiệp đều phải nộp thuế. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời lãng phí nguồn lực và không khuyến khích hàng sản xuất xuất khẩu mà khuyến khích doanh nghiệp dệt may về “phận” gia công.

dự kiến năm 2021 ngành da giày xuất khẩu hàng hóa trị giá 22 tỷ USD, trong đó giá trị tiền mua vật tư nhập khẩu tại chỗ là 3,3 tỷ USD (bằng 15%) và tiền thuế phải ứng cho vật tư nhập khẩu tại chỗ là 594 triệu USD, cùng với lãi vay ngân hàng để ứng nộp thuế trong 6 - 9 tháng ước tích là 23,76 triệu USD.

Dự kiến năm 2021 ngành da giày xuất khẩu hàng hóa trị giá 22 tỷ USD, trong đó giá trị tiền mua vật tư nhập khẩu tại chỗ là 3,3 tỷ USD (bằng 15%) và tiền thuế phải ứng cho vật tư nhập khẩu tại chỗ là 594 triệu USD.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), nhiều doanh nghiệp đang bày tỏ lo ngại, thậm chí bức xúc về những khó khăn tại Nghị định số 18/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 

Cụ thể, đó là quy định đối với phương thức xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu cho hàng hóa nguyên liệu mua của doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ, sau đó làm thủ tục hoàn thuế sau khi hàng hóa được xuất khẩu tại chỗ cho doanh nghiệp trong nước. Trước đó, Nghị định 134/2016/NĐ-CP không quy định việc nộp thuế này.

Theo bà Xuân, trong khi giá xuất khẩu giảm hoặc không tăng, thì việc phải ứng trước khoản tiền lớn để đóng thuế nhập khẩu đối với hàng nguyên phụ liệu xuất nhập khẩu tại chỗ như trên đã gây áp lực rất lớn về tài chính và thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.

Theo tính toán của LEFASO, dự kiến năm 2021 ngành da giày xuất khẩu hàng hóa trị giá 22 tỷ USD, trong đó giá trị tiền mua vật tư nhập khẩu tại chỗ là 3,3 tỷ USD (bằng 15%) và tiền thuế phải ứng cho vật tư nhập khẩu tại chỗ là 594 triệu USD, cùng với lãi vay ngân hàng để ứng nộp thuế trong 6 - 9 tháng ước tích là 23,76 triệu USD. Đây là một quy định hết sức bất cập và gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

Cùng quan điểm, chia sẻ với Diễn đàn doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, Nghị định 18/2021/NĐ-CP quy định: “sản phẩm xuất khẩu tại chỗ không được miễn thuế xuất khẩu. Người xuất khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ và kê khai nộp thuế xuất khẩu theo mức thuế suất và trị giá của sản phẩm xuất khẩu tại chỗ theo quy định tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ.... Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai…”. Doanh nghiệp đánh giá điều này có nghĩa doanh nghiệp nội địa xuất khẩu tại chỗ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phải nộp thuế xuất khẩu cho sản phẩm xuất ra. Đồng thời, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm tại chỗ cũng phải nộp thuế nhập khẩu cho sản phẩm nhập tại chỗ.

Doanh nghiệp đánh giá điều này có nghĩa doanh nghiệp nội địa xuất khẩu tại chỗ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phải nộp thuế xuất khẩu cho sản phẩm xuất ra.

Doanh nghiệp đánh giá Nghị định 18 doanh nghiệp nội địa xuất khẩu tại chỗ sản phẩm cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phải nộp thuế xuất khẩu cho sản phẩm xuất ra.

VITAS cho rằng, một đối tượng hàng hóa cả 2 doanh nghiệp đều phải nộp thuế. Quy định này tạo nhiều bất cập cho doanh nghiệp. Đặc biệt, không khuyến khích hàng sản xuất xuất khẩu, gây ra sự bất bình đẳng giữa hàng gia công xuất khẩu và hàng sản xuất xuất khẩu. Hàng nhập khẩu tại chỗ để gia công xuất khẩu được miễn thuế mà hàng nhập tại chỗ để sản xuất xuất khẩu lại không được miễn thuế.

“Doanh nghiệp FOB (Free On Board) sẽ phải đóng ngay một khoản tiền thuế khá lớn và treo tại đó cho đến thời điểm doanh nghiệp hoàn thành bộ hồ sơ xuất khẩu và hoàn tất hồ sơ hoàn thuế. Đây là một sự lãng phí rất lớn đối với doanh nghiệp. Do đó, kiến nghị, bãi bỏ việc thu thuế ngay lập tức đối với hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, cho phép doanh nghiệp miễn thuế 300 ngày cho đến khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá đi tương tự loại hình gia công”, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên nêu quan điểm với Diễn đàn Doanh nghiệp.

Đồng thời, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên cho rằng, đây là quy định đề phòng việc sản xuất rồi tiêu thụ trong nước, không thể ban hành quy định theo tư duy “không quản được thì cấm” như vậy.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp dệt may mong được "gỡ khó" về thuế nhập khẩu nguyên liệu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714025312 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714025312 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10