Kinh tế thế giới

Doanh nghiệp Đông Nam Á "lao đao" vì thuế quan Mỹ

Cẩm Anh 03/05/2025 11:04

Doanh nghiệp Đông Nam Á đang chuẩn bị cho nhu cầu và lợi nhuận giảm khi họ phải tìm cách đối phó với các mức thuế quan của Mỹ.

Ảnh màn hình 2025-05-02 lúc 17.51.15
Các container vận chuyển tại Cảng Klang của Malaysia vào ngày 18/4. Ảnh: AP

Chỉ một tháng sau khi ông Trump công bố mức thuế mới vào ngày 2/4, các công ty Đông Nam Á có thị trường tại Mỹ đang gấp rút tính toán lại hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, việc dự đoán dài hạn đang trở nên vô ích, khi Nhà Trắng liên tục thay đổi: rút lại thuế đối với một số lĩnh vực như bán dẫn và điện tử, trong khi lại tăng thuế với các mặt hàng khác như năng lượng mặt trời.

Cùng lúc đó, chính quyền Trump đã gia tăng áp lực lên các đối tác thương mại, yêu cầu họ đạt được thỏa thuận trong vòng 90 ngày – nếu không sẽ phải đối mặt với các mức thuế nặng nề dao động từ 10% đến 49% trên toàn ASEAN.

Phần lớn hàng hóa của Malaysia hiện phải chịu mức thuế 24% khi xuất khẩu sang Mỹ. Điều này đã đẩy các công ty có chuỗi cung ứng phức tạp như sản xuất đồng hồ cao cấp vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hơn 95% sản phẩm và thị trường Mỹ chiếm 1/3 doanh thu, tác động có thể rất lớn, nhất là khi người tiêu dùng Mỹ đang phản ứng mạnh trước việc tăng giá do thuế đối với hàng Trung Quốc bán qua các nền tảng như Temu, Shein và Amazon.

Theo chia sẻ của nhiều công ty được đăng tải trên chuyên trang This Week in Asia, việc lập kế hoạch tồn kho, thanh toán cho nhà cung cấp và đặt vận chuyển hàng hóa giờ đây trở nên bất khả thi trong bối cảnh niềm tin kinh doanh gần như bị đóng băng.

Xuất khẩu của Thái Lan đã tăng vọt trong tháng 3 khi các nhà bán lẻ tranh thủ dự trữ hàng trước khi ông Trump công bố chính sách, nhưng hiện nay thiệt hại đang gia tăng. Tương tự, theo một công ty công nghệ logistics của Australia, tuần này, có tới 22 tàu container phải neo đậu ngoài khơi cảng Klang (Malaysia), khi tình trạng tắc nghẽn đang lan rộng khắp các cảng trong khu vực.

Nguồn tin tại cảng Klang cho biết sự ùn ứ này là do các hãng vận chuyển đang cố gắng đưa hàng ra khỏi cảng trong thời hạn 90 ngày mà Tổng thống Trump đặt ra, với một số tàu phải chờ đến ba ngày mới cập cảng được.

Nhật Bản và ASEAN cần tăng cường hợp tác để bảo vệ hệ thống thương mại tự do.
Tác động của các cú sốc thương mại không đồng đều trên khắp ASEAN

Các chính phủ trong khu vực cũng đang loay hoay tìm cách phản ứng phù hợp. Việt Nam, Indonesia và Malaysia đã tự tìm cách tiếp cận Washington để đàm phán, dù ASEAN vẫn nói về “sự thống nhất” trong phát ngôn.

Thái Lan vẫn giữ khoảng cách, nhưng lãnh đạo nước này phải khéo léo trong phát ngôn để vừa không tiết lộ chiến lược, vừa không làm mất lòng Mỹ hay Trung Quốc. “Thái Lan có thể sẽ gặp vài ‘lỗ hổng’ trên đường,” Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira phát biểu, sau khi chính phủ hạ dự báo tăng trưởng từ gần 3% xuống còn 2,1%.

“Dù kết quả thuế quan thế nào đi nữa, nếu chúng ngang bằng và công bằng với các đối thủ cạnh tranh thì sẽ không ảnh hưởng tới chúng tôi,” ông nói thêm.

Tác động của các cú sốc thương mại không đồng đều trên khắp ASEAN. Một số quốc gia như Singapore được hưởng mức thuế thấp hơn theo phân loại thương mại của Mỹ. Các nước khác, như Malaysia, thì rơi vào vùng xám, không rõ hải quan Mỹ sẽ diễn giải thế nào về chuỗi cung ứng có nhiều nguồn gốc xuất xứ.

Khi đồng hồ đếm ngược 90 ngày vẫn đang chạy, các nhà sản xuất lo sợ rằng hàng hóa chuyển hướng qua Đông Nam Á có thể bị Mỹ trừng phạt hồi tố.

Nếu chuyển sang Singapore có thể giải quyết được, thì ai cũng sẽ quá cảnh qua các nước không bị áp thuế. Cho đến khi có câu trả lời rõ ràng, tất cả những gì các doanh nghiệp có thể làm là suy đoán.

Singapore, nước có hiệp định thương mại tự do với Mỹ, cũng bị áp mức “thuế danh nghĩa” 10%, khiến nước này hiếm hoi lên tiếng phản đối, dù vốn phụ thuộc lớn vào thương mại.

Việc thiếu minh bạch về mức thuế cuối cùng hoặc cách thực thi, đặc biệt là cách Mỹ xác định “nước xuất xứ” đã khiến các quyết định kinh doanh bị trì hoãn, trong khi các chuỗi cung ứng Trung Quốc đang lưỡng lự có nên chuyển sang các nước thứ ba có thuế suất thấp hơn để tiếp tục xuất khẩu hay không.

Đối với Otax, nhà sản xuất linh kiện điện tử của Malaysia, mối lo không nằm ở việc bị đánh thuế trực tiếp, mà là tác động dây chuyền lên thị trường nội địa.

“Nếu các công ty Trung Quốc không bán được vào Mỹ, họ sẽ chuyển hướng sang đây, giống như cách đây 10 năm. Điều đó có thể dẫn đến một làn sóng bán phá giá mới”, ông Long Fong Ping, Giám đốc Otax Malaysia nói.

Công ty này sản xuất các công tắc nhỏ dùng trong tự động hóa nhà máy và thiết bị gia dụng, có nhà máy tại Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Khoảng một nửa đơn hàng của công ty này đến từ các khách hàng liên quan đến Mỹ, nhưng được phân phối qua khu vực nên chưa bị ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, các nhà cung ứng đã bắt đầu báo cáo tình trạng sụt giảm đơn hàng đột ngột, một dấu hiệu đáng lo ngại.

Ngày 24/4, Malaysia đã chính thức ký kết hiệp định thương mại tự do với Hiệp hội Mậu dịch Tự do châu Âu (EFTA) – gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein – sau hơn một thập kỷ đàm phán.

“Chính các mức thuế mới là chất xúc tác. Chúng giúp hoàn tất thỏa thuận sau hơn 10 năm bàn bạc", ông Grimur Grimsson, trưởng đoàn nghị viện Iceland cho biết.

Các quan chức Thụy Sĩ và Na Uy cho biết doanh nghiệp của họ đang để mắt đến Malaysia nhiều hơn như một giải pháp thay thế cho Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, logistics và sản xuất chính xác.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp Đông Nam Á "lao đao" vì thuế quan Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO