Doanh nghiệp gỗ “ngồi trên lửa”

Diendandoanhnghiep.vn Dù các thị trường lớn đang có dấu hiệu hồi phục, đơn đặt hàng “bay về” Việt Nam nhưng doanh nghiệp ngành gỗ đang như “ngồi trên lửa”.

 HAWA kiến nghị tạo điều kiện ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân ngành gỗ, tránh thiếu hụt lao động.p/Ảnh: Q.Tuấn

HAWA kiến nghị tạo điều kiện ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân ngành gỗ, tránh thiếu hụt lao động. Ảnh: Q.Tuấn

Kể từ khi chỉ thị 16 được ban hành chỉ còn khoảng 30–40% trong số 600 hội viên của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM (HAWA) còn duy trì hoạt động sản xuất, công suất cũng chỉ đạt được khoảng 35-40%.

Có đơn hàng nhưng “lực bất tòng tâm”

Trong khi đó, thời điểm này, các doanh nghiệp ngành gỗ đang tới tấp nhận được các đơn đặt hàng từ Mỹ, EU… khiến các doanh nghiệp ngành gỗ phải đối mặt với tình trạng ngưng trệ sản xuất do thiếu hụt lao động, ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng.

Các thị trường nhập khẩu chủ lực của đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng của người dân Mỹ, châu Âu đang tăng cao nhưng vấn đề cung ứng đủ hàng hóa cho đối tác tại các thị trường này trong những tháng còn lại của năm 2021 là gần như không thể.

Cùng với đó, việc thực hiện sản xuất 3 tại chỗ khiến doanh nghiệp phải bỏ chi phí cho người lao động để test nhanh cách 3 ngày/ lần và test PCR cách 7 ngày/lần. Với quy mô hàng nghìn lao động thì doanh nghiệp đang phải chi phí dịch vụ xét nghiệm rất cao sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp.

Những kiến nghị từ thực tiễn

Do đó, Hiệp hội đề nghị các địa phương có dịch bệnh bùng phát cân nhắc việc áp dụng phương án sản xuất 3 tại chỗ đối với doanh nghiệp duy trì sản xuất. Tùy từng khu vực, vùng có mức độ dịch bệnh khác nhau sẽ áp dụng phù hợp, ví dụ đối với doanh nghiệp ở những khu vực, vùng chưa xuất hiện F0 và việc đi lại của công nhân tập trung chủ yếu trên một tuyến đường, có cự ly ngắn.

Đề nghị Chính phủ xem xét quy định chương trình xét nghiệm COVID-19 là loại dịch vụ phi lợi nhuận, do Chính phủ điều tiết với khung giá thống nhất và giao cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất ở nhưng nơi dịch bệnh đang bùng phát, đặc biệt là đối với doanh nghiện sản xuất theo phương thức 3 tại chỗ.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện nhanh nhất và đảm bảo nhu cầu tiêm vắc xin cho công nhân ngành gỗ, trước tiên ưu tiên 100% cho lao động vùng dịch và các nhà máy đang thực hiện sản xuất theo phương thức 3 tại chỗ. Cho phép các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vaccine tự tìm kiếm để tiêm miễn phí cho công nhân, kinh phí sẽ do các doanh nghiệp và Hiệp hội tự chi trả.

Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ có chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, cụ thể như: Được giảm, hoãn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế liên quan và hoãn nộp Bảo hiểm xã hội; Được miễn tiền thuê đất năm 2021 và thực hiện giá thuê đất 5 năm giai đoạn sau.

Đồng thời, được phép gia hạn nợ, giãn nợ, cơ cấu lại khoản nợ mà không bị ảnh hưởng tới nhóm nợ nhất là đối với các khoản nợ phát sinh từ sau 30/6/2020, tiếp tục được tiếp cận với nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo việc chi trả cho người lao động.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp gỗ “ngồi trên lửa” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714008726 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714008726 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10