Doanh nghiệp là đòn bẩy khoa học công nghệ

Lê Hà 04/02/2019 04:28

Chính phủ đã xác định doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, là đối tượng trung tâm của nền kinh tế.

Khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo là động lực phục vụ tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững và chủ động tăng cường năng lực tiếp cận của cuộc CMCN 4.0.

Vườn thực nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp tại Trường THCS Xương Giang

Vườn thực nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp tại Trường THCS Xương Giang

Trên thực tế, đã có một số doanh nghiệp đã thành công từ việc coi trọng đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học – công nghệ. Điển hình như Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) năm 2010 đã thành lập Viện nghiên cứu riêng, theo mô hình của các tập đoàn lớn trên thế giới. Viettel đã trích 10% lợi nhuận trước thuế cho Quỹ Phát triển khoa học – công nghệ, tương đương với 2.500 tỷ đồng. Với mức đầu tư như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, các sản phẩm quan trọng bậc nhất phục vụ cho ngành công nghệ thông tin và viễn thông mà viện nghiên cứu nói trên của Viettel làm ra đã đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển doanh nghiệp và giá chỉ bằng 1/3 so với giá thị trường.Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, doanh nghiệp vẫn cần một “bệ đỡ” vững chắc trong lĩnh vực này.

Tiến bộ và phải tiến bộ hơn nữa

Trong kỷ nguyên 4.0, để khoa học và công nghệ tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng của mình với tinh thần “đã tiến bộ rồi, phải tiến bộ hơn nữa”, khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực để đất nước đi lên và doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống sáng tạo quốc gia như kỳ vọng, cần có những giải pháp đột phá cả về nhận thức và hành động như nâng cao nhận thức về vai trò động lực có tính quyết định của khoa học và công nghệ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế, thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ theo hướng gắn nghiên cứu với sản xuất và thị trường để doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống sáng tạo quốc gia.

Phòng nuôi cấy mô của Công ty Cổ phần Cây giống Cao Nguyên (HIVICO) cung cấp hơn 500 loại hoa cho thị trường xuất khẩu. Ảnh H.Yên

Phòng nuôi cấy mô của Công ty Cổ phần Cây giống Cao Nguyên (HIVICO) cung cấp hơn 500 loại hoa cho thị trường xuất khẩu. Ảnh H.Yên

Tại cuộc gặp với Tổ tư vấn kinh tế những ngày cuối năm, Thủ tướng còn khẳng định: để khoa học công nghệ thực sự trở thành động lực mới cho nền kinh tế, cần một tư duy mới trong quản lý khoa học và công nghệ, lấy khoa học và công nghệ là động lực hàng đầu để tạo chuyển biến về kinh tế-xã hội.

Trước hết phải thay đổi nhận thức về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ từ những người đứng đầu, người thủ trưởng cơ quan. Người đứng đầu cơ quan từ trung ương đến địa phương phải tập trung chỉ đạo phát triển khoa học và công nghệ một cách thực chất, quyết liệt, chứ không phải bằng những phát biểu với nhiều mỹ từ - nếu như vậy khoa học và công nghệ chỉ là “trang trí.”

Nhấn mạnh quan điểm khoa học và công nghệ phải đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, thể hiện rõ nét vai trò trong từng lĩnh vực cụ thể của đời sống kinh tế-xã hội như nông nghiệp, an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm... Thủ tướng nhấn mạnh, phải dựa vào doanh nghiệp để đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ.

Đột phá chính sách, cách mạng tư duy

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả, Việt Nam cần giải pháp đột phá để doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo. Thay vì xây dựng chính sách theo hướng “bắt buộc” lập Quỹ khoa học và công nghệ đầu tư cho nghiên cứu và triển khai, cần có chính sách, cụ thể nhất là chính sách thuế theo hướng tạo lợi ích để doanh nghiệp tự thấy cần phải tăng đầu tư cho nghiên cứu, phát triển. Thậm chí, cần có chính sách để doanh nghiệp “đua nhau” đầu tư vào nghiên cứu, phát triển. Bởi hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp đã “ngấm” sức nóng của cuộc cách mạng 4.0.

Ứng dụng khoa học và công nghệ vào dạy nghề tại Gia Lai.p/Ảnh Đức Thụy

Ứng dụng khoa học và công nghệ vào dạy nghề tại Gia Lai. Ảnh Đức Thụy

Tiến sĩ Đào Quang Thủy, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp (Bộ KH-CN), cho biết: “Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp khoa học - công nghệ cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh, có khả năng thương mại hóa thành công các kết quả nghiên cứu, thì còn rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đưa các sản phẩm của mình ra thị trường…”.

Đưa ra giải pháp, chuyên gia Hoàng Nguyễn (Đại học California, Hoa Kỳ) cho rằng: Chính phủ và doanh nghiệp cần tận dụng công nghệ của các nước lớn chuyển về Việt Nam, trong quá trình này internet là “cây cầu” vô tận. Bên cạnh đó, cũng theo chuyên gia Hoàng Nguyễn, sẽ cần có thêm nhiều hội đồng hay cơ quan chuyên ngành để giải quyết các rủi ro trong quá trình ứng dụng công nghệ, như việc dự đoán và phản ứng nhanh trước diễn biến của thị trường thế giới, việc liên kết các viện, trường đại học với doanh nghiệp để cung cấp nguồn chất xám.

Chính vì vậy, tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chúng tôi luôn hiểu rằng, con người là trung tâm, vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Con người và công nghệ ví như chiếc chìa khóa và cái ổ khóa, phải tương thích với nhau. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ không còn khả thi nếu chúng ta thiếu vắng con người 4.0”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp là đòn bẩy khoa học công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO