Doanh nghiệp “lao đao” vì thiếu container rỗng

NGUYỄN VIỆT 07/01/2021 11:00

Do thiếu container rỗng, giá cước vận chuyển hàng hóa đã nhảy vọt từ 1.500 USD lên mức 10.000 USD mỗi container loại 40 feet.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú cho biết tại buổi lễ xuất khẩu lô tôm đầu tiên trong năm 2021 diễn ra gần đây.

năm 2020, Minh Phú có thể xuất khẩu được nhiều hơn, nhưng do không có tàu và container nên hàng phải nằm trong kho.

Năm 2020, Minh Phú có thể xuất khẩu được nhiều hơn, nhưng do không có tàu và container nên hàng phải nằm trong kho.

Theo ông Quang, trong năm 2020 lẽ ra công ty có thể xuất khẩu được nhiều hơn, nhưng do tình trạng thiếu container rỗng, không có tàu, cho nên đã có một khối lượng sản phẩm nhất định vẫn phải nằm trong kho.

“Thực tế, năm 2020, Minh Phú có thể xuất khẩu được nhiều hơn, nhưng do không có tàu và container nên hàng phải nằm trong kho”, ông Quang cho biết.

Ông Quang chia sẻ, giá cước container loại 20 feet từ Việt Nam đi thị trường châu Âu đã tăng từ mức 1.200-1.500 USD/container của tháng 6/2020 lên 7.000-8.000 USD/container hiện nay. Mức tăng tương ứng đối với container loại 40 feet là từ 1.500-1.800 USD/container lên 8.000-10.000 USD/container.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex chia sẻ, công ty có 1/3 đơn hàng xuất khẩu gạo bị dời sang tháng 1/2021 và cà phê cũng vậy.

“Ước tính, lượng container rỗng có thể giảm tới 1/3 so với nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp bị dời ngày đóng hàng khá nhiều”, ông Nam bày tỏ. 

Còn theo ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, rất nhiều đối tác tại EU đặt hàng với Trung An nhưng công ty không dám ký vì lo không thể giao kịp tiến độ, dẫn tới không bảo đảm theo hợp đồng.

Thậm chí, với những đơn hàng đã ký rồi thì hiện trong tình trạng nằm ngoài cảng chờ đến lượt được bốc hàng lên tàu. Nếu tình hình này không sớm được giải quyết sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

“Việc phải nằm chờ đang gây thiệt hại nặng cho doanh nghiệp bởi chi phí bị đội lên ước tính từ 5-10% giá trị lô hàng vì phải chờ ở cảng. Đó là chưa kể thời gian vận chuyển lâu hơn bình thường sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa”, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE cho biết. 

Không chỉ thiếu hụt container rỗng, trước đó Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng cho biết, từ cuối tháng 10/2020, các doanh nghiệp thủy sản thuộc hiệp hội này đã nhận thông báo của một số hãng tàu vận tải container như Wan Hai Lines Ltd., Heung Aline, Interasia, Yaming Shipping Vietnam, Sinokor, Nam Sung Shipping Vietnam… tăng phụ phí với hàng container xuất khẩu từ Việt Nam đi các thị trường châu Á.

giá cước container loại 40 feet là từ 1.500-1.800 USD/container lên 8.000-10.000 USD/container.

Giá cước container loại 40 feet từ Việt Nam đi thị trường châu Âu tăng từ 1.500-10.000 USD/container.

Mức tăng từ phổ biến từ 50 - 200 USD/container và áp dụng luôn từ ngày 1/11/2020, chỉ vài ngày sau khi gửi thông báo tới khách hàng. Ngoài tăng phụ phí (Rate Restoration), một số hãng tàu còn thông báo tăng phí phụ phí mùa cao điểm (Peak Season Surcharge) từ 150 - 450 USD/container.

Nhiều doanh nghiệp thủy sản cho biết, để thuê được tàu xuất khẩu, họ phải trả phí gấp đôi, gấp ba so với trước thời điểm tháng 10/2020. Hiện mức thuê doanh nghiệp phải bỏ ra vào khoảng 7.200 USD/container (tăng hơn 5.000 USD).

Dù vậy, doanh nghiệp vẫn khó để có thể thuê được tàu đóng hàng. Điều đáng nói, dù mức phí tăng song doanh nghiệp vẫn khó có container đóng hàng hoặc có container thì không có tàu chạy.

Tương tự như các doanh nghiệp kể trên, nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành hàng nông, thủy sản phản ánh, kể từ đầu tháng 10/2020 tới nay, doanh nghiệp không chỉ gặp tình trạng khan hiếm container đóng hàng xuất khẩu mà giá thuê vỏ container còn tăng gấp ba so với thời điểm trước.

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, hiện có đến 40% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc giao nhận container rỗng tại các nơi tập kết container và khi chủ hàng đến nhận mới được thông báo là chưa có.

43% doanh nghiệp cho biết là do bộ phận đặt chỗ với hãng tàu cho thuê container rỗng vượt số lượng cho phép và 17% do bộ phận kinh doanh chưa tiếp cận thuê container rỗng được từ hãng tàu.

Liên quan việc này, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, các đơn vị liên quan sẽ có tham mưu với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT để có ý kiến với Bộ Công Thương nhằm tìm hướng giải quyết tình trạng thiếu container rỗng cũng như giá cước tàu tăng cao thời gian gần đây.

Có thể bạn quan tâm

  • Thiếu container rỗng: Đóng không khó, vấn đề là ai mua?

    Thiếu container rỗng: Đóng không khó, vấn đề là ai mua?

    02:00, 03/01/2021

  • Xuất khẩu đình trệ vì thiếu container rỗng

    Xuất khẩu đình trệ vì thiếu container rỗng

    04:00, 29/12/2020

  • Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó vì thiếu container rỗng

    Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó vì thiếu container rỗng

    05:00, 26/11/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp “lao đao” vì thiếu container rỗng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO