Doanh nghiệp phân bón chịu tác động từ căng thẳng Nga- Ukraine

THY HẰNG 04/03/2022 02:55

Ngoài khó khăn về xuất khẩu nông sản, căng thẳng Nga- Ukraine còn khiến người nông dân, các doanh nghiệp lo lắng bởi sẽ ảnh hưởng đến giá phân bón thời gian tới.

>>>Vàng sẽ chững lại, giá năng lượng, phân bón có diễn biến trái chiều?

Thời gian vừa qua, giá các loại phân bón ở trong nước đã và đang leo thang do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nay nỗi lo này lại thêm trầm trọng khi căng thẳng Nga - Ukraine được cho là sẽ khiến giá phân bón tiếp tục tăng.

Sản lượng phân bón hàng năm của Nga đạt hơn 50 triệu tấn, tương đương 13% tổng nguồn cung toàn cầu. Ảnh: Kho dự trữ phân bón tại vùng Cherepovets, Nga.

Sản lượng phân bón hàng năm của Nga đạt hơn 50 triệu tấn, tương đương 13% tổng nguồn cung toàn cầu. Ảnh: Kho dự trữ phân bón tại vùng Cherepovets, Nga.

Theo ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang, Nga đang là nhà xuất khẩu phân bón NPK rất lớn cho Việt Nam. Do đó, giá phân bón có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung bị ảnh hưởng.

Dù Công ty cổ phần Tập đoàn hóa chất Đức Giang không nhập phân bón NPK từ Nga nhưng với việc nguồn nguyên liệu nhập khẩu đang tăng cũng là bài toán với doanh nghiệp.

Sản lượng phân bón hàng năm của Nga đạt hơn 50 triệu tấn, tương đương 13% tổng nguồn cung toàn cầu. Trong đó, Phosagro, Uralchem, Uralkali, Acron và Eurochem là những nhà sản xuất lớn nhất và chủ yếu xuất khẩu hàng sang châu Á và Brazil.

Ngay sau khi cuộc chiến Nga - Ukraine bùng nổ, giá phân đạm urê trên thị trường hàng hóa New Orleans đã tăng 25%, đạt mức 700 USD/tấn so với 560 USD/tấn hồi đầu tuần.

Hiện Nga và Trung Quốc là hai nước xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới. Cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia sản xuất phân bón chủ lực ở châu Âu, tất cả đều đã, đang và sẽ đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường phân bón trong nước.

>>>Giá phân bón "chạm nóc", doanh nghiệp "than khó"

>>>Rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ phân bón DAP và MAP nhập khẩu

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong tháng 1/2022, Việt Nam nhập khẩu 322.731 tấn phân bón, tương đương 153,6 triệu USD. Trong đó, Việt Nam mua 53.773 tấn từ Nga, tương đương gần 29,6 triệu USD chiếm 16,7% trong tổng lượng và chiếm 19,3% trong tổng kim ngạch so với tháng 12/2021. Trong năm 2021, Việt Nam chi 143,5 triệu USD nhập mặt hàng này từ Nga, tương đương với 386.193 tấn. Về kim ngạch, nhập khẩu từ Nga chiếm 10% của cả nước. Xu thế này đang có chiều hướng gia tăng.

, giá phân bón có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung bị ảnh hưởng.

Giá phân bón trong nước có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung bị ảnh hưởng.

Theo báo của của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), so với thời điểm đầu năm 2021, giá sản xuất trong nước và nhập khẩu đã tăng 80-130%. Trong đó, ure là mặt hàng có biến động mạnh nhất khi tăng khoảng 130%, lên mức 15,5-16 triệu đồng/tấn tại TP HCM.

Giá nhập khẩu tháng 1là 461,6 USD/tấn, so với 262,4 USD/tấn cùng kỳ năm trước, tăng 76%.

Ông Đinh Công Nghiệp, Phó giám đốc Công ty Dịch vụ nông nghiệp Lộc Trời nhận định đứt gãy chuỗi cung ứng trong thời gian vừa qua là một phần nguyên nhân đẩy giá phân bón tăng cao kéo theo chi phí sản xuất của nông dân. Trong khi đó, giá lúa lại giảm. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của bà con nông dân. Giá phân bón tăng khiến chi phí đầu vào của sản xuất lúa tăng khoảng 20%. Bên cạnh đó chi phí của thuốc bảo vệ thực vật và các dịch vụ nông nghiệp cũng tăng. 

Trước những biến động về giá phân bón như trên, việc đảm bảo nguồn cung, không để thiếu phân bón sẽ đóng vai trò quan trọng. Đây thực sự vừa là cơ hội vừa là nhiệm vụ của các nhà sản xuất phân bón trong nước.

Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước đã sản xuất được hầu hết các loại phân bón chủ lực như: urea, DAP, Supe lân, lân nung chảy, nitrat amon, NPK, trong khi đó, phân SA và kali phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Do đó, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT khuyến cáo sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, đề nghị doanh nghiệp trong nước cần duy trì tối đa công suất sản xuất, cung ứng kịp thời, ưu tiên cung ứng phân bón phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước, lên nhiều kịch bản ứng phó với biến động của thị trường thế giới.

Hồi tháng 12/2021, Nga đã áp dụng các biện pháp giới hạn xuất khẩu phân đạm, kéo dài cho đến tháng 6/2022 nhằm đảm bảo nguồn cung phân bón trên thị trường nội địa. 

Điều này đã góp phần khiến giá phân bón ở Việt Nam tăng phi mã, Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) mới đây đã đưa ra dự báo, giá phân bón urê toàn cầu trung bình đạt 625 USD/tấn trong năm 2022, tăng 25% so với mức 500 USD/tấn vào năm 2021. 

Có thể bạn quan tâm

  • Vàng sẽ chững lại, giá năng lượng, phân bón có diễn biến trái chiều?

    11:00, 01/03/2022

  • Cổ phiếu nhóm phân bón “làm mưa làm gió” trên thị trường

    04:00, 26/02/2022

  • Rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ phân bón DAP và MAP nhập khẩu

    17:28, 01/02/2022

  • Giá phân bón "chạm nóc", doanh nghiệp "than khó"

    04:29, 26/01/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp phân bón chịu tác động từ căng thẳng Nga- Ukraine
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO