Doanh nghiệp vận tải “bán xe gồng lỗ”, đề xuất giảm thuế có hiệu quả?

Diendandoanhnghiep.vn Giá xăng, dầu liên tục “leo thang”, khiến nhiều doanh nghiệp vận tải lao đao vì vắng khách, thu không đủ chi, gồng lỗ thậm chí đối mặt tương lai phá sản.

>>> Doanh nghiệp vận tải vẫn “chờ”… chính sách hỗ trợ COVID-19

Bộ GTVT vừa có báo cáo trình lên Thủ tướng Chính phủ tác động tăng giá nhiên liệu đến giá dịch vụ vận tải các lĩnh vực: Hàng không, đường bộ, đường sắt, hàng hải và đường thủy.

Với hoạt động vận tải đường bộ, tỷ lệ thuận với việc tăng giá xăng, dầu, hiện nay chi phí nhiên liệu đã chiếm tới 40 - 45% chi phí của vận tải đường bộ.

Với hoạt động vận tải đường bộ, tỷ lệ thuận với việc tăng giá xăng, dầu, hiện nay chi phí nhiên liệu đã chiếm tới 40 - 45% chi phí của vận tải đường bộ.

Chi phí nhiên liệu chiếm 45%

Theo ông Nguyễn Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty Vận tải Kim Phát, doanh nghiệp trông chờ thuế giảm 1.000 đồng thì kết quả, giá dầu lại tăng hơn 1.500 đồng. Chưa kịp thấy được hỗ trợ thì đã tiếp tục bị dìm xuống rồi.

Đặc điểm xe container sử dụng nhiên liệu dầu, dầu chiếm khoảng 35 - 40% chi phí trên cước vận chuyển. Trước đây, mỗi chuyến xe hết khoảng 1 triệu chi phí thì khoản dầu chiếm 350.000 đồng. Tính từ tháng 6/2021 đến nay, giá dầu đã tăng hơn 50%, tương ứng với tiền dầu lên tới hơn 500.000 đồng trên 1 cuốc xe. “Trong khi đó, giá cước vận tải khó tăng. Kim Phát mới chỉ dè dặt tăng từ 5 - 7% cước vận tải trong 1 tháng nay. Tính ra, giờ xe chạy là chắc chắn lỗ”, ông Nguyễn Ngọc Thanh nhấn mạnh.

Theo đại diện doanh nghiệp này, lúc đầu tính gồng lỗ 3 - 4 tháng, cùng lắm cố tới 1 - 2 quý rồi thị trường sẽ dần ổn định lại, ai dè qua cơn khó lại tới cơn khổ.

“Đến giờ này, chúng tôi đã mất hoàn toàn phương hướng, thật sự là không biết làm sao. Hầu hết doanh nghiệp vận tải lớn giờ phải bán 50% đội xe, doanh nghiệp nhỏ thì trụ hết nổi rồi. Cứ đà này, tương lai phá sản hàng loạt không còn xa", Giám đốc Công ty Kim Phát ngậm ngùi.

Trong báo cáo trình lên Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ GTVT cho biết, từ kỳ điều hành giá xăng dầu đầu năm 2022 (11/1 - 11/3), đã có 6 kỳ điều hành giá. Giá xăng dầu các loại tăng từ 4.625 - 7.030 đồng/lít/kg, tương đương tăng từ 24,91% - 39,56%. Trong khi đó, chi phí nhiên liệu thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí vận tải, bình quân 35 - 50% tùy theo phương thức vận tải.

Với hoạt động vận tải đường bộ, tỷ lệ thuận với việc tăng giá xăng, dầu, hiện nay chi phí nhiên liệu đã chiếm tới 40 - 45% chi phí của vận tải đường bộ. Đặc biệt, đường bộ là lĩnh vực nhạy cảm nhất với biến động giá nhiên liệu, do đó các doanh nghiệp vận tải đường bộ cũng có xu hướng đề xuất điều chỉnh giá cước.

Cụ thể, đến nay có khoảng 80 - 90% số doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định đã kê khai điều chỉnh tăng giá cước vận tải đề bù đắp chi phí nhiên liệu với mức tăng từ 10 - 15%. Giá cước vận tải hàng hóa cũng được điều chỉnh tăng từ 7 - 10%.

Đối với hoạt động vận tải hàng hóa, do đặc thù về hiệu quả sử dụng nhiên liệu của ngành đường sắt so với các phương thức khác, do đó mức tăng giá cước vận tải hàng hóa chỉ từ 3 - 5%. Đối với lĩnh vực vận tải biển, giá nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, khoảng 35 - 45%, do vậy giá nhiên liệu tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp vận tải.

Tuy nhiên đến thời điểm này, hầu hết các hãng tàu chưa điều chỉnh tăng giá cước vận tải theo giá nhiên liệu. Chỉ có một số ít hãng tàu đã điều chỉnh tăng phụ thu giá nhiên liệu từ tháng 3/2022 (như hãng tàu Yangming, hãng tàu SITC).  “Đến nay, giá cước vận tải biển chưa bị tác động nhiều bởi giá nhiên liệu. Tuy nhiên, giá nhiên liệu tăng cao và kéo dài có thể sẽ tác động đến giá cước vận tải biển trong thời gian tới", Bộ Giao thông Vận tải đánh giá.

Đối với hàng không, chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng khoảng 30 - 42% tổng chi phí chuyến bay của các hãng hàng không. Vào cuối tháng 3, khi đà tăng của giá dầu thô có dấu hiệu chững lại thì giá nhiên liệu Jet A1 vẫn tiếp tục tăng cao.

đến nay có khoảng 80 - 90% số doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định đã kê khai điều chỉnh tăng giá cước vận tải đề bù đắp chi phí nhiên liệu

 Có khoảng 80 - 90% số doanh nghiệp vận tải hành khách theo tuyến cố định đã kê khai điều chỉnh tăng giá cước vận tải đề bù đắp chi phí nhiên liệu.

Theo dữ liệu thống kê của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), giá nhiên liệu Jet A1 khu vưc châu Á lên tới 132,63 USD/thùng, dự báo giá Jet A1 bình quân.

>>>Doanh nghiệp vận tải “méo mặt” vì giá xăng dầu

>>>Kiến nghị bỏ lắp camera trên xe kinh doanh vận tải: Giải tỏa gánh nặng cho doanh nghiệp

Miễn giảm phí hạ tầng

Để kiểm soát, Bộ GTVT đề xuất đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, trước mắt chưa xem xét điều chỉnh tăng giá, tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát chung cũng như góp phần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân.

Bộ GTVT yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải tham mưu cho UBND tỉnh theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu, rà soát kê khai giá của doanh nghiệp để đánh giá việc tăng giá dịch vụ vận tải đường bộ phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu. 

Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, thu vé đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết.
Để tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp vận tải tháo gỡ khó khăn, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền miễn, giảm phí sử dụng hạ tầng đường sắt, phí ra vào vùng nước cảng biển, cảng thủy nội địa và giảm thuế giá trị gia tăng cho các dịch vụ vận tải, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đồng thời chỉ đạo UBND các địa phương quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền có chính sách miễn giảm phí sử dụng hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển, phí đậu, đỗ đón khách tại nhà ga, bến cảng.

Bộ GTVT xem xét quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chính sách giá dịch vụ liên quan đến hoạt động hàng không nhằm hỗ trợ các hãng hàng không. Các bộ, ngành triển khai có hiệu quả các gói phục hồi kinh tế theo Nghị quyết 11/NQ-CP và Công điện số 291/CĐ-TTG về ưu tiên doanh nghiệp vận tải tiếp cận các nguồn vốn vay hỗ trợ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp vận tải “bán xe gồng lỗ”, đề xuất giảm thuế có hiệu quả? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713577331 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713577331 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10