[DOANH NGHIỆP VƯỢT KHỦNG HOẢNG] Tôn Hoa Sen và hành trình “vượt ải”

Diendandoanhnghiep.vn Thép là ngành nguyên liệu nhạy cảm với các chu kỳ biến động kinh tế. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh thay đổi như những năm qua, ngành này đối diện nhiều thách thức.

Kinh tế phát triển và nhu cầu xây dựng cơ bản, đầu tư nhà xưởng tăng cao, kéo theo sự ra đời của nhiều doanh nghiệp ngành thép. Nhưng việc đầu tư ồ ạt, thiếu cân nhắc bài toán kinh doanh hợp lý dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp có hàng tồn kho cao, kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp phá sản trong giai đoạn khủng hoảng. Chỉ có một số ít công ty chứng tỏ được năng lực cạnh tranh, củng cố được vị thế trong ngành và vượt lên ngay trong giai đoạn khủng hoảng, trong đó có Tôn Hoa Sen.

Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ chưa thoát ra khỏi khó khăn, nhưng vẫn tự tin nhận định sẽ không chịu ảnh hưởng trong sự kiện Mỹ áp thuế chống bán phá giá “khủng”.

Tập đoàn Hoa Sen tự tin trong sự kiện Mỹ áp thuế chống bán phá giá “khủng”.

Có thời điểm tưởng “rơi luôn”

Kể lại thách thức lớn nhất trong lịch sử của Tôn Hoa Sen trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen cho rằng đó như tình thế “lái tàu giữa bão”. Giai đoạn đó hoặc dừng lại và rơi luôn. Hoặc vượt lên và không có con đường nào khác. Trong giai đoạn khó khăn nhất phải tạo được khoảng cách với đối thủ, cho nên Hoa Sen phải dấn thân, nỗ lực. Thời gian này Hoa Sen lên sàn, mọi thông tin phải minh bạch công khai, nâng cao năng lực sản xuất với nhà máy tôn dầy đầu tiên tại Đông Nam Á.

Nhưng khó khăn lại dồn dập ập đến trong 2 – 3 năm sau đó, với lạm phát tăng vọt, lãi suất tăng, chính sách thắt chặt tín dụng thắt mở đột ngột, tỉ giá USD/VND có lúc bị điều chỉnh tới 9%, tình trạng thiếu điện trên diện rộng khiến khu vực sản xuất công nghiệp ảnh hưởng nặng… Bên cạnh đó, Hoa Sen lại phải đối mặt với khó khăn trong hoạt động kinh doanh đến từ giai đoạn mở rộng quá nhanh nhiều năm trước. Tương tự nhiều “ông lớn” khi ở giai đoạn đỉnh cao, Hoa Sen cũng chọn cách dùng đòn bẩy tài chính để nhanh chóng khuếch đại quy mô. 

Liên tục trong 3 năm từ 2015 - 2017, doanh nghiệp mở rộng hệ thống phân phối ra các tỉnh với số lượng chi nhánh mở mới tăng theo cấp số nhân. Số lượng chi nhánh từ con số 150 cuối năm 2015 đã tăng lên 491 (gấp hơn 3 lần) vào cuối 2018. Riêng năm 2017, đơn vị này mở 121 chi nhánh. Song song với quá trình mở rộng là khoản mục nợ vay trên báo cáo tài chính dần phình to. Nợ phải trả của Hoa Sen từ mức 6.500 tỷ đồng theo báo cáo tài chính cuối năm 2015 (vay ngân hàng chiếm 84%) đã tăng lên hơn 16.000 tỷ đồng vào cuối năm 2018 (vay ngân hàng chiếm 89%).

Đòn bẩy tài chính với tỷ lệ cao, nếu tận dụng được cơ hội sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh nhanh hơn rất nhiều so với “đường đi truyền thống” từ lợi nhuận giữ lại, nhưng ở chiều hướng ngược lại, cách thức này không khác gì “con dao hai lưỡi”. Diễn biến bất lợi từ giá thép thế giới và trong nước, cùng với thị trường cạnh tranh gay gắt đã khiến tham vọng của một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành tôn mạ không đạt được như kỳ vọng.

Đầu tư liên tục cho hệ thống, hiệu quả nhãn tiền là doanh thu tăng nhanh không kém tốc độ mở rộng quy mô. Giai đoạn 2014 - 2016, doanh thu của Hoa Sen trong khoảng 15.000 - 18.000 tỷ đồng, đã tăng lên hơn 26.300 tỷ năm 2017 và đạt gần 34.600 tỷ đồng năm 2018. Tuy nhiên, trái với tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận của Hoa Sen lại ngày một teo tóp. Vận hành một hệ thống phân phối lớn khiến chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp liên tục gia tăng, cùng với đó là chi phí tài chính phình to do vay nợ. 

Ở chiều ngược lại, lợi nhuận gộp không tăng cùng chiều với doanh thu khiến lời lãi làm ra không đủ đề bù đắp phần chi phí ngày càng tăng. Theo đánh giá của các công ty chứng khoán, bản chất của một ngành cạnh tranh cao như thép khiến Hoa Sen không thể chuyển mức chi phí cao hơn sang cho khách hàng thông qua nâng giá bán. Hệ quả tất yếu là phần gia tăng của chi phí ăn mòn chính lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vươn lên bằng hai chân

Mặc dù Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ chưa thoát ra khỏi khó khăn, nhưng vẫn tự tin nhận định sẽ không chịu ảnh hưởng trong sự kiện Mỹ áp thuế chống bán phá giá “khủng”. Cụ thể, ngày 2/7/2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành kết luận sơ bộ trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (AD: Antidumping Duty), thuế chống trợ cấp (CVD: Countervailing Duty) đối với thép cán nguội (CRS: Cold-Rolled Steel) và thép chống ăn mòn hay còn gọi là tôn mạ (CORE: Corrosion-Resistant Steel) của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ mà sử dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan được Mỹ khởi xướng điều tra từ 2/8/2018.

Theo đó, với sản phẩm tôn mạ sử dụng nguyên liệu thép cán nóng từ Hàn Quốc sẽ lần lượt chịu mức thuế AD là 28,28% và mức thuế CVD là 1,19%. Tôn mạ dùng nguyên liệu từ thép cán nóng Đài Loan sẽ chịu thuế AD là 10,34%. Đối với sản phẩm thép cán nguội sử dụng nguyên liệu thép cán nóng từ Hàn Quốc sẽ lần lượt chịu mức thuế AD là 20,33% và CVD là 3,89%.

Trước đó ngày 16/5/2018, DOC cũng ra quyết định cuối cùng trong vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với thép cán nguội và tôn mạ xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ mà sử dụng nguyên liệu thép cán nóng từ Trung Quốc. Cụ thể, tôn tôn mạ dùng nguyên liệu thép cán nóng từ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế thuế AD là 199,43% và thuế CVD là 39,05%. Đối với thép cán nguội có nguyên liệu sản xuất từ thép cán nóng Trung Quốc sẽ chịu mức thuế AD là 199,76% và thuế CVD là 256,44%.

Như vậy, những doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thép cán nguội và tôn mạ được sản xuất từ nguyên liệu thép cán nóng của Việt Nam hoặc của các quốc gia, vùng lãnh thổ khác không phải từ Trung Quốc, Hàn Quốc và vùng lãnh thổ Đài Loan sẽ đương nhiên không bị áp thuế AD và thuế CVD trong 2 vụ việc này.

Là doanh nghiệp đang xuất khẩu tôn nhiều sang Mỹ, nhưng theo ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, quyết định này không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen. Vì trong các năm qua, Hoa Sen đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp để đáp ứng tất cả các yêu cầu của DOC và liên tục xuất khẩu các đơn hàng lớn vào Mỹ. Đồng thời áp dụng chiến lược kinh doanh  “đi bằng hai chân”, đó là thị trường nội địa và xuất khẩu.

Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ đã chủ động sử dụng nguồn nguyên liệu Việt Nam hoặc các nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ không phải từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan để sản xuất các đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ. “Chúng tôi cũng chủ động hợp tác tốt với DOC trong quá trình điều tra, thẩm tra trực tiếp tại Tâp đoàn Hoa Sen, cung cấp tài liệu chứng minh nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất đến sản phẩm đầu ra theo yêu cầu của DOC một cách minh bạch”, ông Thanh nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [DOANH NGHIỆP VƯỢT KHỦNG HOẢNG] Tôn Hoa Sen và hành trình “vượt ải” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713885891 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713885891 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10