Hiện nay, Việt Nam đã có một hệ sinh thái khá phát triển cho khu vực doanh nghiệp xã hội (DNXH).
Bao gồm khung pháp lý, các tổ chức trung gian, ươm tạo, các chính sách về khởi nghiệp đang nở rộ, có được sự ủng hộ của cộng đồng, các hoạt động đào tạo nghiên cứu, tuy nhiên vẫn thiếu vắng các chính sách cụ thể, cũng như sự tham gia chưa sâu của khu vực thương mại vào hỗ trợ khu vực này.
Ngoài sự nỗ lực của chính bản thân, các DNXH cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách khởi nghiệp, ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích về đầu tư, thuế, quỹ đất. Mặc dù, về vấn đề nguồn vốn, DNXH có thể tìm cách kêu gọi, thu hút vốn vay và có bảo lãnh của các tổ chức từ thiện hoặc Chính phủ. Tuy nhiên, việc phát hành nợ cho các nhà đầu tư và nhà đầu tư được nhận lãi dựa vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNXH vẫn chưa được tạo điều kiện.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần nhìn nhận giải quyết vấn đề xã hội, tạo tác động xã hội là cơ hội kinh doanh. Đây cũng là luật chơi tất yếu trong nền kinh tế mới, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, của công nghệ 4.0.
Diễm Ngọc ghi