Doanh nghiệp “xin” chịu thuế GTGT để “hạ nhiệt” giá phân bón

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp đề xuất bổ sung mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý, để hạ nhiệt giá phân bón.

>>> Đề xuất tăng thuế xuất khẩu có “kìm” được giá phân bón?

Trong khi một số doanh nghiệp sản xuất phân bón xuất khẩu thu về lợi nhuận cao thì đa số doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và nông dân “ngấm đòn” khi giá phân bón liên tục “phi mã” đạt mức cao nhất trong vòng 50 năm qua.

bổ sung mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý, để tạo điều kiện hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước và giảm bớt khó khăn cho nông dân

Đề xuất bổ sung mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý.

Không đóng thuế GTGT nên "đội giá"

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin, giá nông sản trên thế giới liên tục tăng cùng với chi phí vận chuyển, cước tàu, giá xăng dầu khủng hoảng... đẩy giá phân bón tăng liên tục khiến doanh nghiệp sản xuất và người nông dân điêu đứng vì chi phí đầu vào.

Cụ thể, chi phí cho phân bón chiếm hơn 40% giá trị đầu vào, nên giá phân bón tăng cao sẽ tác động trực tiếp đến giá thành các sản phẩm nông nghiệp.

Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết giá phân bón trong nước hiện nay đang phụ thuộc vào giá nguyên liệu đầu vào như khí, than, thị trường và nguồn nhập khẩu. Thời gian qua, giá khí, than để sản xuất đạm đều tăng cùng các nhiên liệu phụ khác khiến giá trong nước bắt buộc phải điều chỉnh tăng theo.

Trong khi đó, nguồn phân bón nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu từ Nga, Belarus, Trung Quốc… Xung đột giữa Nga – Ukraine xảy ra, cùng với ảnh hưởng dịch COVID-19 tại Trung Quốc đã dẫn đến nguy cơ đứt gãy nguồn cung, tác động đến việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất.

Ông Cường cho hay để sản xuất phân bón DAP, doanh nghiệp phải mua lưu huỳnh từ Nga và Trung Đông hay kali nhập khẩu từ Nga và Belarus do trong nước chỉ sản xuất được rất ít. Khó khăn từ các thị trường này đã đẩy giá nguyên liệu lên cao, giá lưu huỳnh chỉ trong 2 tháng nay đã tăng từ 340-350 USD/tấn lên 420-430 USD/tấn. Tương tự, than nhiệt chỉ ở mức 150 USD/tấn hồi đầu năm giờ đã tăng lên 420-430 USD/tấn; giá kali trước kia chỉ từ 200-300 USD/tấn nay tăng lên hơn 1.000 USD/tấn... điều đó đã gây áp lực, đẩy giá phân bón trong nước tăng theo.

Trước việc giá phân bón tăng phi mã trong thời gian qua, để kìm giá phân bón, hạn chế thiệt hại cho nông dân, Bộ NNPTNT vừa có đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế).

Trong đó, bổ sung mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý, để tạo điều kiện hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước và giảm bớt khó khăn cho nông dân trong điều kiện giá phân bón tăng cao và khan hiếm như hiện nay.

Theo Bộ NN&PTNT, hiện phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng. Điều này đang gây nhiều bức xúc đối với nông dân và cả doanh nghiệp, bởi khi nằm trong nhóm không phải chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp sản xuất phân bón không được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào nên phải tính vào chi phí, khiến giá thành tăng.

"Khi giá thành tăng cao, doanh nghiệp khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu, người nông dân sẽ phải mua hàng với giá cao", Bộ NNPTNT nêu trong kiến nghị.

Trên thực tế việc ngược đời doanh nghiệp phân bón xin chịu thuế đã diễn ra nhiều năm nay, bởi khi doanh nghiệp không phải chịu thuế GTGT dẫn đến toàn bộ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Do đó, doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí khiến giá thành sản phẩm tăng, doanh nghiệp ước tính mức tăng dao động từ 5-8% tuỳ vào sản phẩm và là khi chưa có yếu tố dịch Covid-19 và tình hình xung đột trên thế giới chưa phát sinh phức tạp như hiện nay.

bởi khi nằm trong nhóm không phải chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp sản xuất phân bón không được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào nên phải tính vào chi phí, khiến giá thành tăng.

Bởi khi nằm trong nhóm không phải chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp sản xuất phân bón không được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào nên phải tính vào chi phí, khiến giá thành tăng.

Doanh nghiệp thậm chí cho biết, ở các nước khác, nhà sản xuất được hoàn thuế GTGT đối với toàn bộ chi phí đầu vào chịu thuế GTGT, giá thành sản phẩm xuất khẩu không bao gồm thuế GTGT của chi phí đầu vào. Do đó mà giá cả phân bón của họ sẽ cạnh tranh hơn mặt hàng phân bón của Việt Nam. Đặc biệt phân bón nhập từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philipines, Nga và Trung Đông thì phần lớn có thuế nhập khẩu bằng 0%. Điều này sẽ tăng sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước.

>>>Phân bón sẽ thiết lập mặt bằng giá mới

>>>“Ngược đời” doanh nghiệp “xin” chịu thuế

Đề xuất tăng thuế xuất khẩu 5%

Bên cạnh đề xuất được tính thuế GTGT, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị nghiên cứu xem xét chính sách thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng phân bón urê, DAP, MAP và phối hợp với các bộ, ngành có các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với phân urê, DAP, MAP để đảm bảo nguồn cung trong nước trong tình hình nguồn cung phân bón khan hiếm như hiện nay.

Được biết, hiện Bộ Tài chính cũng đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, trong đó dự kiến đề xuất điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng phân bón.

Theo dự thảo, để góp phần hạ giá phân bón trong nước, ổn định nguồn cung, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định thống nhất mức thuế xuất khẩu 5% với mặt hàng phân bón thuộc nhóm 31.02, 31.03, 31.04, 31.05, không phân biệt theo tỷ lệ tài nguyên khoáng sản trong phân bón.

Theo đó, phân bón có giá trị tài nguyên và khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm có thuế suất xuất khẩu tăng từ 0% lên 5%. Nhóm phân bón khác giữ nguyên mức thuế hiện hành.

Bộ Tài chính cho biết phương án tăng thuế xuất khẩu này sẽ góp phần giữ lại nguồn phân bón sử dụng trong nước, nhất là trong bối cảnh giá phân bón tăng cao, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, hạn chế xuất khẩu bằng “hàng rào thuế” trong khi sản xuất đang dư thừa ở một số chủng loại phân bón sẽ tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, không nên tạm dừng hoặc hạn chế xuất khẩu phân bón. Thậm chí, nếu không cho xuất khẩu thì việc kéo giá phân bón xuống là rất khó.

  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp “xin” chịu thuế GTGT để “hạ nhiệt” giá phân bón tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708908 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708908 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10