Doanh nghiệp xuất khẩu mật ong Việt bị “chặn đường” vào Mỹ

THY HẰNG 13/02/2022 14:07

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ của mật ong Việt xuất khẩu vào Mỹ mức 412,49%, tức là tiền nộp thuế cao gấp hơn 4 lần giá bán.

>>>Mật ong Việt Nam bị Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá

Sau quyết định sơ bộ này, DOC sẽ ra phán quyết cuối cùng vào ngày 8/4/2022 tới đây. Cuối cùng, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) sẽ ra phán quyết cuối cùng vào ngày 23/5/2022, sau đó sẽ thực thi thuế chống bán phá giá. Điều này khiến doanh nghiệp xuất khẩu mật ong Việt đang "đứng ngồi không yên".

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ của mật ong Việt xuất khẩu vào Mỹ mức 412,49%, tức là tiền nộp thuế cao gấp hơn 4 lần giá bán.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố mức thuế chống bán phá giá sơ bộ của mật ong Việt xuất khẩu vào Mỹ mức 412,49%, tức là tiền nộp thuế cao gấp hơn 4 lần giá bán.

Theo đó, mật ong Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế đến 412,49%, một mức thuế cao vô lý và gần như chặn đứng con đường xuất khẩu mật ong của doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam đứng đầu trong danh sách các nước xuất khẩu mật ong vào Mỹ. Việt Nam hiện có khoảng 35 doanh nghiệp xuất khẩu mật ong, với kim ngạch hàng năm khoảng 70 - 100 triệu USD. Hiện tổng sản lượng mật ong của cả nước đạt bình quân 57.000 tấn/năm, trong đó 90% tiêu thụ qua kênh xuất khẩu, trong đó 95% lượng xuất khẩu là vào thị trường Mỹ.

“Chúng tôi rất bất ngờ. Mức thuế này cao hơn gấp đôi so với mức thuế mà Hiệp hội các nhà sản xuất mật ong Mỹ đề xuất ban đầu. Trong khi đó, các nước khác cũng bị kiện bán phá giá trong đợt này là Brazil, Ấn Độ, Ukraine,  Argentina lại bị áp mức thuế thấp hơn so với mức thuế mà các nhà nuôi ong Mỹ đề xuất", ông Lê Thanh Vân, Chủ tịch Hội Xuất khẩu mật ong Việt Nam nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam cho hay, để mật ong được xuất khẩu vào Mỹ thì phải đạt được các tiêu chuẩn khắt khe của Hệ thống giám sát và cấp chứng nhận True Source Honey (chứng nhận nguồn gốc mật ong), tổ chức NSF International (cơ quan đánh giá, giám sát và chứng nhận từ những nhà nhập khẩu Hoa Kỳ) và những tiêu chuẩn chất lượng của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Mật ong Việt Nam đã phải rất nỗ lực xuất khẩu trong thời gian dài để chuẩn hóa chất lượng mật ong để đạt được các quy chuẩn vô cùng khắt khe của các nhà quản lý ở Mỹ. Thế nhưng, vượt qua được hàng rào kỹ thuật thì nay lại bị nước này đưa ra các rào cản cạnh tranh để “triệt hạ” mật ong Việt Nam.

>>>Mật ong Việt Nam bị Mỹ điều tra chống bán phá giá

>>>Đừng cạnh tranh bằng cách “dìm” giá

Hơn nữa, theo các chuyên gia, vị trí của Mỹ với mật ong Việt Nam rất quan trọng. Nếu nước này áp dụng thuế chống bán phá giá với mật ong Việt Nam, thì hầu hết những doanh nhỏ, rất nhỏ và vừa, người nuôi ong rất vốn nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và doanh nghiệp rất khó khăn.

Ngay sau khi có kết quả sơ bộ mức thuế chống bán phá giá áp lên sản phẩm mật ong Việt Nam, ông Đặng Bá Long, đại diện truyền thông Công ty CP Mật ong TPHCM đã thở dài ngao ngán: “Mức thuế này cao quá sức vô lý, xem như các doanh nghiệp mất luôn thị trường Mỹ. Trong hoàn cảnh này chúng ta chỉ còn thị trường châu Á, một ít ở châu Âu và tiềm năng ở thị trường nội địa”.

Theo ông Long, sản phẩm mật ong muốn xuất khẩu vào Mỹ phải đạt được các tiêu chuẩn khắt khe của Hệ thống giám sát và cấp chứng nhận True Source Honey (chứng nhận nguồn gốc mật ong), tổ chức NSF International (cơ quan đánh giá, giám sát và chứng nhận từ những nhà nhập khẩu Hoa Kỳ) và những tiêu chuẩn chất lượng của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Mức thuế này cao quá sức vô lý, xem như các doanh nghiệp mất luôn thị trường Mỹ.

Mức thuế 412,49% là quá cao sức vô lý, xem như các doanh nghiệp mất luôn thị trường Mỹ.

“Mỹ cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của chúng tôi và nếu không còn duy trì được thì các công ty mật ong sẽ gặp khó khăn rất nhiều”, ông Long nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội nuôi ong Việt Nam cho rằng, bản thân các doanh nghiệp thương mại mật ong của Việt Nam đều là các doanh nghiệp nhỏ, thậm chí siêu nhỏ với doanh số hàng năm chỉ khoảng 2 – 3 tỷ đồng. Nguồn vốn cũng ít chủ yếu là vốn vay, nhưng lại không vay được qua nguồn chính thức là ngân hàng mà thông qua doanh nghiệp quỹ đầu tư, thậm chí vay bên ngoài.

"Nguồn lực hạn chế, khi đối diện với sự điều tra và nghi ngờ của đối tác sẽ là khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp, người nuôi ong", ông Tâm nêu thực tế, đồng thời cho biết Hiệp hội nuôi ong Việt Nam cũng đã thảo luận thống nhất chung là mặc dù nguồn lực kinh tế hạn chế, nhưng trong các vụ khởi kiện chống bán phá giá của thế giới buộc các doanh nghiệp phải có luật sư hỗ trợ.

Bản thân người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ “chịu thiệt” khi mất đi phần cung của mật ong Việt Nam – chiếm khoảng 26% tổng lượng nhập khẩu mật ong của nước này.

Trước đó, vào 21/4/2021, Hội các nhà Nuôi ong Mỹ nộp đơn đề nghị lên cơ quan yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với mật ong từ một số quốc gia xuất khẩu vào Mỹ và tháng 5/2021, DOC quyết định điều tra chống bán phá giá với sản phẩm mật ong từ Brazil, Ấn Độ, Ucraina, Argentina và Việt Nam.

Mỹ sau đó đã lấy giá mật ong Ấn Độ để làm căn cứ xem xét Việt Nam có bán phá giá hay không. Tuy nhiên trên thực tế, giá mật ong Ấn Độ cao hơn Việt Nam khoảng 200 USD/tấn nên đã rất bất lợi.

Có thể bạn quan tâm

  • Mật ong Việt Nam bị Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá

    21:33, 18/05/2021

  • Mật ong Việt Nam bị Mỹ điều tra chống bán phá giá

    21:50, 30/04/2021

  • Tetra Pak trở thành công ty đầu tiên ra mắt ống hút giấy cho đồ uống đóng hộp tại châu Âu

    14:40, 20/07/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp xuất khẩu mật ong Việt bị “chặn đường” vào Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO