DOANH NHÂN - DOANH NGHIỆP TUẦN TỪ 11-16/5: “Đại gia bê tông” Beton 6: "Sai một ly đi một dặm"

Khánh Hà 17/05/2020 05:00

“Đại gia bê tông” Beton 6: "Sai một ly đi một dặm", Cuộc "gắng gượng" không thành của WeFit, "Bùng nhùng" quả bóng nợ Vinawaco,... là những tin nóng tuần qua.

1. "Bùng nhùng" quả bóng nợ Vinawaco

Đến nay, bộ GTVT vẫn chưa hoàn tất thủ tục để chính thức khép lại quá trình cổ phần hóa, đẩy Vinawaco vào trạng thái “tê liệt”.

Đến nay, bộ GTVT vẫn chưa hoàn tất thủ tục để chính thức khép lại quá trình cổ phần hóa, đẩy Vinawaco vào trạng thái “tê liệt”.

Suốt 6 năm cổ phần hoá (CPH) Vinawaco vẫn loay hoay với những món nợ “ngoài sổ sách”, chưa thể quyết toán để chính thức vận hành theo mô hình công ty cổ phần.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

2. “Đại gia bê tông” Beton 6: "Sai một ly đi một dặm"

CTCP Beton 6 (UPCoM: BT6) đã làm thủ tục phá sản gửi đến cơ quan chức năng và đang chờ giải quyết

CTCP Beton 6 (UPCoM: BT6) đã làm thủ tục phá sản gửi đến cơ quan chức năng và đang chờ giải quyết

Hoạt động kinh doanh của Beton 6 bộc lộ nhiều vấn đề từ những năm 2015; chủ động hủy niêm yết để tái cơ cấu, nhưng giới đầu tư chỉ thấy một doanh nghiệp sản xuất bê tông lâu đời ngày càng bết bát.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

3. Vinapaco: “Họa vô đơn chí” với hai món nợ

Nhà máy Bột giấy Phương Nam

Nhà máy Bột giấy Phương Nam

Tổng Công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) đang “họa vô đơn chí”, khi ngoài việc Nhà máy bột giấy Phương Nam đang bán không ai mua hơn 15 năm, thì lại đang bị “đòi nợ” gần 600 tỷ đồng tại chính dự án này.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

4. Nóng "cuộc đua" sản xuất Airpod

Bốn thập kỷ trôi qua, tai nghe đã trở thành thiết bị thông minh ngày càng được thiết kế nhỏ gọn và đẳng cấp.

Bốn thập kỷ trôi qua, tai nghe đã trở thành thiết bị thông minh ngày càng được thiết kế nhỏ gọn và đẳng cấp.

Khi cuộc "so găng" trong sản xuất smartphone đang dần nguội, các gã khổng lồ công nghệ chuyển sang mặt trận mới - sản xuất tai nghe không dây (Airpod) để chiếm lĩnh người dùng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

5. Cuộc "gắng gượng" không thành của WeFit

WeFit đã từng

WeFit đã từng "chết lâm sàng" vài lần. Nhưng lần này, startup từng được kỳ vọng sẽ trở thành Unicorn của Việt Nam đã không thể đứng dậy.

Đã gọi vốn được một triệu USD trong vòng đầu tư tiền series A, nhưng ứng dụng chuyên kết nối các phòng tập GYM - WeFit - mới đây đã nói lời chào "vĩnh biệt" với người dùng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

6. 12 dự án 'đắp chiếu' của ngành Công Thương giờ ra sao?

Dự án nhà máy đạm Ninh Bình là 1 trong 5 dự án có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC.

Dự án nhà máy đạm Ninh Bình là 1 trong 5 dự án có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC.

Tính đến thời điểm hiện tại, trong số 12 dự án thua lỗ của ngành Công Thương có những dự án kinh doanh có lãi nhưng cũng có dự án tiếp tục thua lỗ, 'đắp chiếu'.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

7. Ông lớn thép và "mối nặng nợ" mang tên Tisco Thái Nguyên

Sau kiểm toán,VnSteel “bốc hơi” gần 70 tỷ đồng so báo cáo tự lập trước đó.

Sau kiểm toán,VnSteel “bốc hơi” gần 70 tỷ đồng so báo cáo tự lập trước đó.

Kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với dự án của Tổng công ty Thép Việt Nam đang đầu tư tại Tisco Thái Nguyên.

Tổng Công ty Thép Việt Nam (VnSteel, TVN) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2019 sau kiểm toán với mức lãi chỉ 418 tỷ đồng, “bốc hơi” gần 70 tỷ đồng so với báo cáo tự lập trước đó.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

8. Doanh nghiệp hàng không "bắt nhịp" lại hậu COVID-19

Ngay sau khi có quyết định khôi phục lại thị trường nội địa, các hãng hàng không đã lập tức công bố kế hoạch nối lại các đường bay trong nước.

Ngay sau khi có quyết định khôi phục lại thị trường nội địa, các hãng hàng không đã lập tức công bố kế hoạch nối lại các đường bay trong nước.

Nhanh nhất cũng phải giữa năm sau thị trường nội địa mới có thể phục hồi hoàn toàn. Riêng với thị trường quốc tế phải đến hết năm 2021.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

9. Doanh nghiệp du lịch khó "với" được gói hỗ trợ từ Chính phủ

br class=

Doanh nghiệp du lịch mong sớm tiếp cận được gói hỗ trợ của Chính phủ

Doanh nghiệp du lịch lữ hành kiên trì thực hiện nhiều biện pháp vực dậy sau bão dịch, mặc dù khó khăn song các ưu đãi hỗ trợ từ Chính phủ vẫn khó đến tay các doanh nghiệp.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

10. Nhiều doanh nghiệp vẫn "mơ hồ" về chuyển đổi số

Với phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các khái niệm trên mới chỉ “nghe”, chứ để hiểu về chuyển đổi số, kinh tế số còn là quá trình dài.

Với phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa thì các khái niệm trên mới chỉ “nghe”, chứ để hiểu về chuyển đổi số, kinh tế số còn là quá trình dài.

Chuyển đổi số đang là xu hướng trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, dường như vẫn chưa thực sẵn sàng cho quá trình này.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

11. Vì sao doanh nghiệp SME "e dè" kinh doanh trên sàn thương mại điện tử?

Trên thực tế, việc hợp tác với sàn thương mại điện tử không đòi hỏi nhà bán hàng phải tốn quá nhiều công sức. Điều kiện cần và đủ là doanh nghiệp cần có sản phẩm tốt, chất lượng…

Trên thực tế, việc hợp tác với sàn thương mại điện tử không đòi hỏi nhà bán hàng phải tốn quá nhiều công sức. Điều kiện cần và đủ là doanh nghiệp cần có sản phẩm tốt, chất lượng…

Với các nhà bán lẻ, đặc biệt là nhà bán lẻ vừa và nhỏ, tham gia sàn thương mại điện tử là cách hiệu quả và tiết kiệm nhất để tiếp cận hình thức kinh doanh online đang là xu hướng hiện nay.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

12. Cú chuyển hướng của HSG

HSG hưởng lợi từ HRC tồn kho chi phí thấp trong quý II/năm tài chính 2020.

HSG hưởng lợi từ HRC tồn kho chi phí thấp trong quý II/năm tài chính 2020.

Từ trước đến nay lúc nào HSG cũng mượn tiền để “tấn công”, nhưng bây giờ sẽ chơi “phòng thủ”. Trong những năm tới, Tập đoàn ưu tiên sự lành mạnh của BCTC. Đồng thời, hoạt động đầu tư cũng sẽ hết sức thận trọng, không ồ ạt như thời gian trước.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

13. Bphone ở “đẳng cấp” nào?

4 mẫu smartphone vừa được Bkav giới thiệu.

4 mẫu smartphone vừa được Bkav giới thiệu.

Không thể phủ nhận rằng, Bkav đã dành rất nhiều công sức cho điện thoại “siêu phẩm” Bphone của mình. Nhưng vì sao không có tín hiệu nào cho thấy họ đạt được mục tiêu kinh doanh, thậm chí đang bị lãng quên ngay trên “công trình nghiên cứu” khủng của mình?

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

14. Cảnh giác trước sự “linh hoạt” của thép Trung Quốc

Theo đánh giá của Hiệp hội Thép, sau thời gian chững lại của quý I/2020 nhu cầu thép sẽ tăng trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát.

Theo đánh giá của Hiệp hội Thép, sau thời gian chững lại của quý I/2020 nhu cầu thép sẽ tăng trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát.

Với việc tăng hoàn thuế, các nhà xuất khẩu thép Trung Quốc sẽ linh hoạt hơn để giảm giá xuất khẩu hơn nữa và do đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thép có nguồn gốc Trung Quốc trên phạm vi quốc tế trong đó có Việt Nam. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cao sẽ cạnh tranh gay gắt với thép thành phẩm giá rẻ của Trung Quốc chào bán.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

15. Bài toán tái cấu trúc doanh nghiệp nhỏ và vừa hậu COVID-19

Anh Bùi Xuân Tiến, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng, TGĐ Học viện Đào tạo doanh nhân HPM

Anh Bùi Xuân Tiến, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng, TGĐ Học viện Đào tạo doanh nhân HPM

Trải qua biến cố đại dịch COVID, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng phơi bày nhiều lỗ hổng trong quản trị, nổi bật là sự thiếu bài bản trong việc xây dựng doanh nghiệp.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

16. Chuyện về 3 “ông lớn” làm nông nghiệp

Trang trại bò của Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát.

Trang trại bò của Công ty CP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát.

Vẫn biết đầu tư vào nông nghiệp là “gai góc”, nhưng với niềm tin sẽ thu lại lợi nhuận trong dài hạn, nên đã có nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn “dấn thân”.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

17. Bí ẩn về 'người được chọn' vào chiếc ghế CEO của REE

ĐHCĐ thường niên 2020 CTCP Cơ điện Lạnh (REE) sáng nay (15/5)

ĐHCĐ thường niên 2020 CTCP Cơ điện Lạnh (REE) sáng nay (15/5)

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, cổ đông REE đặc biệt quan tâm đến việc ai sẽ là người được chọn thay thế cho bà Mai Thanh từ 1/8/2020?

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

18. Chủ tịch Hoà Bình Lê Viết Hải: “Hỗ trợ doanh nghiệp một cách đại trà là không hiệu quả”

Ông Lê Viết Hải – Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Ông Lê Viết Hải – Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho rằng, do số lượng doanh nghiệp quá lớn, việc hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ một cách đại trà là không khả thi và không hiệu quả.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

19. Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành: COVID-19 chính là sự cảnh tỉnh cho doanh nghiệp

Ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch TTC.

Ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch TTC.

Thời gian qua tập đoàn Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) cũng tạm thời "ngủ đông" ở một số mảng. Do vậy, đây cũng là dịp đào tạo lại cán bộ ở những lĩnh vực cần, duy tu bảo dưỡng lại.

“COVID-19 chính là sự cảnh tỉnh cho doanh nghiệp xây dựng sơ đồ, bộ máy tinh gọn, cởi trói quan điểm cũ, đặc biệt chú trọng đầu tư công nghệ, số hoá để kiểm soát chi phí. Bởi giảm chi phí mới tăng được tính cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh”, ông Thành khẳng định.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
DOANH NHÂN - DOANH NGHIỆP TUẦN TỪ 11-16/5: “Đại gia bê tông” Beton 6: "Sai một ly đi một dặm"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO