Nghề mộc ngấm vào máu, doanh nhân Hà Tuấn Anh xác định sẽ phải “giàu từ nghề mộc”, quyết tâm đưa tinh túy nghề mộc truyền thống Việt ra thế giới.
Doanh nhân Hà Tuấn Anh sinh ra và lớn lên từ vùng quê giàu truyền thống cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình với nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như làng gỗ Phúc Lộc, làng gỗ La Xuyên, làng đá Ninh Vân, làng đúc đồng Vạn Điểm, Ý Yên, làng thêu ren Văn lâm, làng Gốm Bồ Cát,....
Từ nhỏ anh đã được tiếp xúc, ảnh hưởng bởi những nghệ nhân nghề mộc truyền thống của quê hương. Tuổi thơ anh gắn liền với những tiếng đục đẽo quen tai thân thương như tiếng ru hời của mẹ. Tiếng cưa xẻ của làng mộc cũng như cái nghề này đã ngấm vào máu anh lúc nào không hay.
Anh Tuấn Anh chia sẻ, chính bố mẹ anh là người đã nuôi dưỡng “máu nghề” của anh từ bé. Gia đình anh có xưởng mộc truyền thống từ những năm 1982, chuyên xẻ gỗ làm nhà, phục dựng công trình văn hóa, đóng nội thất gia dụng. Bố anh, doanh nhân Hà Đăng Tài là người đã mang sản phẩm gỗ đi giới thiệu khắp các tỉnh thành phía Bắc từ những năm 1985.
“Những chuyến xe hàng xa vất vả được bố cho đi cùng, và triết lý kinh doanh “Hàng chất lượng- am hiểu thị trường” đã giúp tôi tiếp xúc, tìm hiểu thị trường bên ngoài, niềm đam mê kinh doanh hình thành từ lúc nào không hay. Một kỷ niệm đáng nhớ của tôi thuở thiếu thời đó lần đầu kiếm được tiền khi tôi mới học lớp 3. Ngày sắp tết, tôi cùng chung sở thích với lũ trẻ quanh làng là chơi pháo tép. Từ số tiền tiết kiệm nhỏ của mình, tôi đã đi bộ gần 2 km xuống chợ, mua hẳn mấy bánh pháo tép về bán lẻ cho lũ trẻ trong làng, sau đó mang bán cho bạn cùng trường chơi. Những đồng tiền nhỏ bé đó cứ sinh sôi làm lãi còn tôi thì thoải mái thú vui nổ pháo cùng các bạn”, Doanh nhân Tuấn Anh ngồi nhớ về mớ ký ức vui vẻ của một thời, đôi mắt vẫn ánh lên những tia sáng hân hoan.
Lúc nông nhàn, các đội thợ mộc nghèo quê anh thường xách đồ nghề đi các tỉnh lân cận phục chế nhà, đóng đồ gỗ cho người dân các tỉnh thành, vất vả lắm nhưng cuộc sống của họ vẫn chưa được no đủ. Điều này khiến chàng trai Tuấn Anh thấy trăn trở nhiều.
Năm 2003 thông qua những khách quốc tế đến Việt Nam du lịch có đi thăm xưởng mộc của gia đình, Tuấn Anh quyết tâm theo chân họ sang Trung quốc, Đài Loan và Pháp xem triển lãm nghành gỗ để mở rộng tầm mắt. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, bao ý tưởng đã lóe lên trong đầu người trai trẻ.
Những chuyến đi này cũng chính là cơ duyên, là cầu nối đưa anh đến với Châu phi, nơi có nguồn tài nguyên trù phú nhưng lúc đó còn rất mù mịt thông tin, không được nhiều người biết tới. Một mình trải qua những vùng lãnh thổ, những quốc gia Trung phi ngày đó còn chìm trong nội chiến liên miên, nghèo khó, với đầy rẫy những hiểm nguy nhưng với động lực làm giàu và lòng quyết tâm thành công đã giúp người doanh nhân trẻ tuổi Hà Tuấn Anh băng băng giành thắng lợi.
Vừa học đại học, vừa tham gia làm chuyên viên thị trường tìm kiếm phân tích khách hàng cho các tập đoàn gỗ của Pháp và Trung quốc, thông qua hình thức thương mại điện tử khi đó mới sơ khai giúp doanh nhân trẻ Tuấn Anh dần học hỏi, tích lũy và hình thành vốn kiến thức đầu tiên cho việc khởi nghiệp kinh doanh sau này.
Doanh nhân Hà Tuấn Anh chia sẻ: “Sẵn nghề xây dựng truyền thống từ quê hương Ninh Bình tôi đã mạnh dạn đề nghị các hợp đồng hợp tác làm hạ tầng đổi lấy tài nguyên rừng phong phú rộng lớn của các nước Châu phi như làm đường, làm trường học, bệnh viện, qua đó đưa công nhân kỹ thuật người Việt từng bước xuất hiện tại nhiều nước Châu phi. Từ đó dần khẳng định được thương hiệu nghề xây dựng của Việt Nam và dần xâm nhập hợp tác khai thác, chế biến phôi gỗ thành khí xuất về việt Nam và xuất đi nhiều nước trong khu vực.
Từ một cơ sở sản xuất mộc, xây dựng nhỏ chỉ với 12 công nhân thành lập năm 1982, đến nay đã hình thành nên Tập đoàn Tài Anh- Thần Tài Gõ Cửa biểu tượng là hình ảnh ông Thần Tài cười rạng rỡ mang lại niềm vui may mắn, kinh doanh phát tài cho mọi khách hàng đồng hành cùng Tài Anh.
Tập đoàn Tài Anh hoạt động đa lĩnh vực với các nghành chủ chốt: Trồng rừng, sản xuất đồ gỗ, xây dựng, logistics, thương mại xuất nhập khẩu, du lịch, bất động sản với mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước và 18 nước trên thế giới.
Đặc biệt kinh doanh dịch vụ logistics, cung ứng gỗ nguyên liệu, đồ gỗ nội thất tại Chợ Gỗ Tài Anh – Thần tài gõ cửa tại Hải Phòng, Ninh Bình, Đà nẵng, Quảng Nam… với hơn 4000 công nhân viên hoạt động tại nhiều quốc gia với doanh thu 150 triệu đô la hàng năm, đóng góp thuế và thiện nguyện xã hội hàng năm trên 200 trăm tỷ đồng.
Những chương trình trao học bổng Tài Anh định kỳ đều đặn cho học sinh nghèo vượt khó, tặng quà người nghèo, người neo đơn, hỗ trợ thiên tai, làm đường, tặng nhà tình nghĩa gia đình chính sách luôn là tấm lòng của Tài Anh tri ân cộng đồng, góp phần phát huy nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc”, anh Tuấn Anh cho biết.
Nghề mộc ngấm vào máu gia đình Tài Anh, yêu quý nghề mộc truyền thống của ông cha, xác định sẽ phải “giàu từ nghề mộc”, phải sống, phát triển bền vững với nghề truyền thống quê hương, nâng tầm nghề mộc Việt Nam, các đơn vị trong hệ thống Tài Anh luôn liên tục mở các khóa đào tạo nghề mộc, mở các cuộc thi tay nghề mộc tại nhiều cơ sở trong và ngoài nước nhằm đào tạo lớp kỹ thuật kế cận, gìn giữ bảo tồn, truyền bá sâu rộng, nâng tầm nghề mộc truyền thống Việt Nam.
Doanh nhân Hà Tuấn Anh cùng đội ngũ trẻ luôn say mê nghiên cứu thị trường, tìm tòi ứng dụng phát triển công nghệ mới, phương thức quản trị tiên tiến nhằm sản xuất lượng lớn hàng hóa có giá trị cao, làm giàu bền vững, nâng tầm bàn tay khối óc của các nghệ nhân nghề Việt Nam.
Có thể kể đến các sản phẩm gỗ tâm đắc của tập đoàn Tài Anh hiện được biết đến rộng rãi trong và ngoài nước như: Nhà Gỗ Tài Anh – Tinh hoa Văn hóa Việt, các sản phẩm đồ gỗ phòng thờ như sập phản nguyên khối, kệ thờ truyền thống bằng gỗ quý như trắc đỏ, cẩm lai, giáng hương, lim, gõ đỏ với độ bền đẹp và giá trị văn hóa, tinh tế rất cao; các sản phẩm đồ gỗ nội thất, cửa gỗ từ gỗ rừng trồng bền vững và nhiều loại gỗ nhập khẩu từ Châu Âu, Châu phi, đảo PNG...
Trong đó, lĩnh vực Nhà gỗ truyền thống được doanh nhân Hà Tuấn Anh đặc biệt lưu tâm phát triển bởi nét đẹp tinh xảo của nó. Mỗi ngôi nhà gỗ được các nghệ nhân mộc truyền thống thổi hồn bằng bàn tay khối óc của sự tâm huyết, niềm đam mê cháy bỏng với nghề ông cha từ bé.
Nắm bắt thị trường rất nhanh nhạy, doanh nhân Hà Tuấn Anh bật mí, mỗi dòng họ đều cần một nhà thờ họ, sau đó đến các chi họ, các gia đình cũng đều cần làm nhà thờ, bên cạnh nhu cầu xây mới còn có nhu cầu phục dựng lại các công trình văn hóa…thị trường nhà gỗ truyền thống vì vậy vô cùng rộng mở.
Những ngôi nhà gỗ đó luôn là nơi mỗi người con xum họp gia đình trở về tìm thấy kỷ niệm ấu thơ, niềm vui, tình đoàn kết, tâm hồn hướng về cuội nguồn thành kính tri ân các đấng sinh thành, giáo dục truyên thống văn hóa tốt đẹp nhiều thế hệ gia đình, hướng về cộng đồng, dòng họ, gia tộc nơi khắp mọi miền đất nước.
Theo doanh nhân Tuấn Anh, thương hiệu Nhà Gỗ Tài Anh – Tinh hoa văn hóa Việt đã quy tụ hơn 300 nghệ nhân và công nhân kỹ thuật lành nghề, chuyên nghiên cứu sản xuất mới, phục chế các công trình di tích văn hóa, khẳng định chất lượng thương hiệu sản phẩm Gỗ Việt Nam.
Chia tay vị doanh nhân trẻ này, chúng tôi thấy thêm yêu mến những dự án mà anh đang thực hiện, những ý tưởng kinh doanh nhằm phục dựng nâng tầm sản phẩm nghề truyền thống Việt Nam. Thấy cảm mến đội ngũ nghệ nhân trẻ trung đầy khát khao cháy bỏng, tích cực học hỏi ứng dụng công cụ quản trị tiên tiến, am hiểu thị trường trong nước và thế giới của tập đoàn Tài Anh. Chúng tôi tin rằng những sản phẩm có bản sắc riêng này sẽ đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế, làm hưng thịnh trở lại nghề truyền thống dân tộc, góp phần quảng bá mạnh mẽ hình ảnh Việt Nam ra thế giới.