Một tập đoàn chưa đầy hai chục tuổi, triển khai nhiều dự án với giá hàng chục tỷ đô lấy tiền đâu mà mua máy bay, tiền đâu để phát triển hãng hàng không?
Đó là câu hỏi mà nhiều người muốn được chính ông Trịnh Văn Quyết trả lời.
Không chỉ riêng trường hợp ông Trịnh Văn Quyết và FLC, đã có nhiều câu hỏi, nhiều bài viết, nhiều góc nhìn khác nhau về dòng tiền của các tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam - tốt có, nhưng xấu có lẽ cũng không ít. Việc FLC “xây dựng” một ngành kinh doanh mới – vận tải hàng không cũng vậy, câu hỏi “tiền ở đâu?” luôn khiến công luận hào hứng tìm lời giải.
- Vậy lời giải của ông là?
Tôi nghĩ, cá nhân tôi và FLC không thích và không cần giải thích – đó là nguyên tắc kinh doanh của một người học Luật, hiểu luật và không làm sai luật: kinh doanh những gì pháp luật cho phép.
Bamboo Airways được FLC công bố thành lập trong tháng 5/2017 và khai trương chuyến bay thương mại đầu tiên ngày 16/1/2019, chính thức đánh dấu sự vận hành của một thương hiệu mới trên bầu trời Việt Nam.
Bởi chúng tôi muốn trả lời câu hỏi này hơn: Tại sao dân số Việt Nam cao hơn gần 40% so với Thái Lan nhưng số hãng hàng không của chúng ta chỉ bằng 1/3 quốc gia này? Và tại sao một tour du lịch nội địa có thể đắt đỏ không kém hoặc thậm chí là hơn một tour du lịch quốc tế, cho dù thời gian lưu trú và khoảng cách di chuyển là bằng nhau?
- Sau một quý hoạt động, Bamboo Airways mang đến cho thị trường điều gì?
Nhìn lại diễn biến của ngành hàng không trong quá khứ, chúng ta đã thấy sự chiếm lĩnh của phân khúc truyền thống với ưu thế về chất lượng, và phân khúc giá rẻ với ưu thế về chi phí.
Nhưng khi nhu cầu của khách hàng đang gia tăng trên mọi phương diện và thị trường vận động không ngừng, thì việc đặt ra ranh giới cho sự phục vụ, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, có lẽ đều không phải “chiến lược vàng” cho sự phát triển bền vững.
Đó là lý do chúng tôi lựa chọn mô hình lai Hybrid – một xu thế phát triển tất yếu của hàng không thế giới cả trong hiện tại lẫn tương lai. Bản chất của Hybrid không có gì khác là hoạt động linh hoạt hướng đến khách hàng, thông qua việc kết hợp ưu thế của cả hai mô hình cũ về chi phí và chất lượng.
Kết hợp cùng hệ sinh thái du lịch mà FLC Group đang sở hữu, Bamboo Airways có niềm tin về việc tối ưu hóa quyền lợi cho hành khách thông qua những sản phẩm độc đáo, giá thành cạnh tranh cùng chuỗi dịch vụ đa dạng với những trải nghiệm đáng nhớ trên từng chuyến bay.
Đó là nơi khách hàng sẽ được chào đón trên một hãng hàng không hiếu khách với định hướng 5 sao tiêu chuẩn quốc tế. Nơi mọi cảm xúc sẽ được lắng nghe và tôn trọng. Nơi sự phục vụ chu đáo không phải giá trị cộng thêm mà là nguyên tắc sống còn. Và cũng là nơi khách hàng sẽ được đặt ở vị trí trung tâm, với tất cả những ý nghĩa tốt đẹp nhất của khái niệm này.
Hơn nữa, với Bamboo Airways, chúng tôi xây dựng chiến lược phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở tận dụng những điều kiện tốt nhất của thị trường Việt Nam, đảm bảo cung cấp cho mọi phân khúc khách hàng những dịch vụ chất lượng và phù hợp nhất.
Điều tôi muốn làm là xây dựng một hãng hàng không tiêu chuẩn 5 sao bằng cách nhanh chóng chuẩn hóa quy trình, đưa vào những công nghệ mới giúp khách hàng có những trải nghiệm tuyêt vời ngay từ khâu mua vé cho đến khi check-in máy bay.
- Một câu hỏi cũ: nhưng tại sao lại là Bamboo Airways, thưa ông?
Câu hỏi này đã có nhiều người hỏi tôi. Tại sao một hãng hàng không lại là tre, tại sao lại là Bamboo Airways? Câu trả lời vô cùng đơn giản: vì tre là biểu tượng cho những chịu thương chịu khó đã vươn lên từ đất. Là sự kiên cường ẩn chứa trong khả năng thích ứng vô hạn để trường tồn và phát triển. Trong tâm thức của nhiều thế hệ Việt Nam, tre cũng chính là quê hương.
Gây dựng Bamboo Airways, chúng tôi không mong gì hơn là mang đến cho cộng đồng, cho thị trường một niềm tự hào dân tộc, một cảm hứng Việt Nam độc đáo trên những hành trình khám phá.
Trung tuần tháng 3, Tập đoàn FLC công bố mua 20 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner với tổng trị giá hợp đồng xấp xỉ 5,6 tỷ USD (128 nghìn tỷ đồng). Trước đó, FLC đã ký biên bản ghi nhớ mua 24 máy bay A321 NEO của Air- bus với tổng trị giá 3 tỷ USD (khoảng 71.000 tỷ đồng). Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, tổng giá trị hợp đồng mà Tập đoàn FLC ký kết mua máy bay để Bamboo Air- ways cất cánh lên đến gần 200.000 tỷ đồng. Nhưng không phải FLC ký xong là rút ra chừng ấy tiền để trả. Chẳng hạn hợp đồng với Boeing, đây là Hợp đồng nguyên tắc, có đặt cọc. Số lượng máy bay gồm 20 chiếc sẽ được bàn giao bắt đầu từ tháng 4/2020 và kéo dài trong khoảng 2 năm.
Dĩ nhiên, với các hãng hàng không, các hợp đồng bán máy bay thường có các tập đoàn tài chính đứng ở phía sau bảo lãnh. Đây là nghiệp vụ rất quan trọng của các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực này. Họ sống bằng phí bảo lãnh. Chính vì vậy, giá trị hợp đồng khủng nhưng thường với sự bảo lãnh của các tập đoàn tài chính, bên mua chỉ phải trả số lượng tiền chỉ độ trên dưới 10%.
Khi máy bay đi vào khai thác, nguồn lợi nhuận sinh ra sẽ được trích một phần để trả gốc và lãi hàng tháng. Với một thị trường đang phát triển nhanh như Việt Nam, khách đi máy bay ngày càng đông, chuyện máy bay sinh lãi không khó. Các nhà bảo lãnh tài chính thừa khôn ngoan để họ lựa chọn dịch vụ này.
Và đó cũng là những gì mà thông điệp “Hơn cả một chuyến bay” của Bamboo Airways đang hướng tới.
Từ chuyến bay đầu tiên trong ngày 16/1/2019, Bamboo Airways đã và đang tiến gần hơn đến những mục tiêu đặt ra, với rất nhiều tin tưởng, yêu quý của đông đảo người dân cũng như du khách.
Chúng tôi vô cùng trân trọng sự ủng hộ này và rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của quý khách trong thời gian tới, để mang đến cho quý khách ngày càng nhiều niềm vui cũng như những trải nghiệm đáng nhớ hơn nữa, tiến tới mục tiêu trở thành một lựa chọn hàng đầu trên thị trường hàng không Việt Nam cũng như khu vực trong tương lai không xa.
- Tôi còn nhớ một câu nói nổi tiếng: muốn biến một tỷ phú (đô la - PV) trở thành triệu phú nhanh nhất đó là xúi họ kinh doanh vận tải hàng không. Tại sao không hề có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính không đủ để so sánh với nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân khác ông vẫn lựa chọn một mình xây dựng Bamboo Airway?
Vậy theo bạn doanh nghiệp nào ở Việt Nam sẽ hợp tác với FLC để xây dựng một hãng hàng không mới? Còn các đối tác ngoài nước cũng chỉ cử người sang và họ cũng không được quyền góp vốn chi phối, kinh nghiệm là con người thôi.
Thực ra, FLC làm hãng hàng không có nhiều thuận lợi. Đầu tiên là nhân sự ở nhiều bộ phận có thể sang giúp, cơ sở vật chất như trụ sở, phương tiện vật chất có thể được lấy từ công ty mẹ, rồi các quan hệ… Nếu so với các công ty khởi nghiệp hàng không độc lập thì họ khó hơn chúng tôi nhiều.
Hiện Việt Nam chính Thức Trở Thành mộT Trong những Thị Trường hàng không pháT Triển nhanh nhấT Thế giới Với Tỷ lệ Tăng Trưởng kép hơn 17% hàng năm Trong giai đoạn Từ 2016 - 2021.
Hơn nữa, tôi muốn có một “Tre Việt” thực sự của Việt Nam nên không muốn hợp tác với đối tác nước ngoài. Bamboo có chiến lược rất rõ ràng và vẫn thuộc sở hữu 100% của FLC.
- Sắp tới, Bamboo Airway dự định bay tới châu Âu, Nhật Bản... Thời gian dường như quá nhanh, liệu điều này có nguy hiểm không, thưa ông?
Cách đây nhiều năm, cũng có hãng chỉ mua, thuê một vài máy bay rồi không thành công thì giải thể. Tôi nghĩ có lẽ thời điểm đó chưa đủ điều kiện chín muồi cho việc mở hãng hàng không.
Còn bây giờ chính là thời điểm khi Chính phủ khuyến khích tư nhân đầu tư cho hàng không nói chung và du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Thế nhưng, chúng tôi cho rằng làm hàng không phải làm lớn cả về quy mô đầu tư cho đội bay, hạ tầng, bộ máy thì mới có thể cạnh tranh được cả trong nước và quốc tế. Chứ nếu chỉ đầu tư một vài cái máy bay thì hãng nào ra đời cũng thất bại thôi.
Như trong bất động sản, các công trình của FLC hay được dùng cụm từ: thần tốc. Khi tôi làm khu nghỉ dưỡng cao cấp đầu tiên của FLC ở Sầm Sơn trên một khu đầm lầy, chẳng mấy ai tin là sẽ thành công. Nhưng bây giờ thì ai cũng thấy rồi, Sầm Sơn đã thực sự trở thành nơi trải nghiệm đáng nhớ.
Hay khu FLC Hạ Long, chỉ là đỉnh núi heo hút với bãi tha ma giờ đã trở thành “kỳ quan đứng giữa kỳ quan” chỉ sau chưa đầy 3 năm.
- Nhưng Bamboo Airways chỉ là hãng hàng không mới, làm sao có lượng khách nhiều ngay tương ứng với đầu tư cho đội bay lớn?
Chúng tôi mở ra là chục cái máy bay chở khách đến các khu nghỉ dưỡng của FLC đã không đủ rồi, nhất là khách Hàn Quốc. Họ đang đề nghị bay charter (thuê nguyên chuyến) khi Bamboo Airways chính thức hoạt động.
Nguyên nhân để họ bay của chúng tôi cũng đơn giản. Với nhiều trường hợp, FLC chỉ lấy tiền vé thôi, còn miễn phí tiền phòng khi đến nghỉ ở chỗ chúng tôi. Chưa kể, FLC còn có thể miễn phí nhiều dịch vụ khác, ví dụ như chơi golf…
Với mỗi khu nghỉ dưỡng của FLC có quy mô lên tới hàng nghìn phòng, nguồn khách tiềm năng từ đây là cực lớn. Với các lợi thế đó, doanh thu có điều kiện bứt phá bởi được kết hợp với hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng của FLC. Đó là lý do tôi từng nói, khi Bamboo Airways bay là có lãi ngay.
- Xin cảm ơn và chúc Bamboo Airways sải cánh vươn xa!
Baboo Airways cảm hứng tre Việt trên những hành trình!
Bamboo Airways - Một thành viên của tập đoàn FLC - được chính thức ra đời vào năm 2017.
“Chúng tôi đã có chiến lược rất rõ ràng để xây dựng hãng Bamboo Airways thành một hãng hàng không đạt chuẩn 5 sao, phục vụ cả đường bay trong nước lẫn quốc tế. Bên cạnh mô hình vận hành tân tiến, chúng tôi cũng mong muốn mang tới những chuẩn mực phục vụ mới cho hành khách, đem lại sự tiện nghi, thư giãn và tận hưởng trên mỗi hành trình”– Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết.
* Tháng 3/ 2018, thỏa thuận mua mới 24 máy bay A321NEO của Tập đoàn FLC với Tập đoàn Airbus của Pháp được ký kết. Tổng giá trị hợp đồng lên tới 3,1 tỷ đô la Mỹ dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Pháp Francois De Rugy.
* Ngày 25/6/ 2018, Bamboo Airways
-Tập đoàn FLC chính thức kí kết thỏa thuận mua mới 20 máy bay boeing 787-9 Dreamliner trị giá 5,6 tỷ đô la Mỹ tại Washington, D.C, dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.
* Ngày 9/7/2018, ký thay Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chính thức cho phép thành lập hãng hàng không Bamboo Airways.
* Ngày 12/11/2018, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho hãng hàng không Bamboo Airways.
* Ngày 08/01/2019, Cục Hàng không Việt Nam chính thức trao chứng chỉ nhà khai thác bay (Air Operator Certificate – AOC) cho Bamboo Airways, chính thức đưa hãng đi vào khai thác trên thị trường hàng không Việt Nam.
Bộ nhận diện thương hiệu với biểu tượng Tre Việt đầy sức sống được cách điệu và phát triển bởi tập đoàn LIFT Strategic Design – nhà thiết kế thương hiệu lừng danh thế giới.
Với Bamboo Airways, màu xanh lá cây đại diện cho sức trẻ và sự sống; màu xanh nước biển đậm tượng trưng cho sự kết nối với Tập đoàn FLC; màu xanh nước biển nhạt là biểu tượng của tinh thần tiên phong và cam kết vượt trội về sự hiếu khách.
Khám phá Việt Nam và thế giới với mức giá hợp lý cùng dịch vụ thân thiện và vì lẽ đó slogan của Bamboo Airways: “Hơn cả một chuyến bay!”