Doanh nhân Việt và dự cảm 2020

Diendandoanhnghiep.vn Trải qua một năm kinh doanh thăng trầm, các doanh nhân Việt Nam vẫn đầy lạc quan, kỳ vọng vào năm 2020 với những bước tiến mới, thắng lợi mới.

Bất động sản không lo "đói" vốn

Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Landora Group

Ông Nguyễn Mạnh Hà,
Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Landora Group

Hiện các ngân hàng thương mại đang dư dòng tiền, dòng tiền vào khá lớn nhưng lại hết “room” cho vay dài hạn bất động sản.

Trong năm 2020, mặc dù room tín dụng của các ngân hàng thương mại được kiểm tra khá đầy đủ, nghiêm túc nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp bất động sản lại có thể đối mặt với khó khăn về vốn. Bởi lẽ, rất nhiều doanh nghiệp hiện đang mở rộng các nguồn huy động vốn: trái phiếu doanh nghiệp, quỹ đầu tư bất động sản nước ngoài…

Bên cạnh đó, nguồn tài chính của các nhà đầu tư cá nhân, lượng kiều hối (ước tính lên tới hơn 16 tỷ USD trong 2019), các nguồn tích lũy khác…sẽ là những dòng tiền mạnh cho thị trường bất động sản

Người dân Việt có thói quen tích lũy là bất động sản bởi thực tế các lĩnh vực tài chính, đầu tư chứng khoán hay các ngành sản xuất khác không phải ai cũng sành sỏi, thành thạo, có thế mạnh nên bất động sản vẫn là lựa chọn ưu tiên.

Do đó, trong năm tới, người dân vẫn sẽ hướng đầu tư của mình vào bất động sản, bởi dường như chúng ta đã thoát được lời nguyền 10 năm về suy giảm của bất động sản. Trong khi đó, Việt Nam lại đang hưởng lợi từ những biến động chính trị, kinh tế thế giới. Các tập đoàn nước ngoài đang coi Việt Nam là một trong 10 thị trường triển vọng lớn nhất thế giới trong năm tới.

Dòng tiền trong dân luôn sẵn có, bằng chứng là các ngân hàng nhận được rất nhiều nguồn gửi nhưng thực tế thì lãi suất gửi ngắn hạn hiện khá thấp. Trong khi đó, nhiều ngân hàng thương mại lại đang khá dồi dào về vốn nên xu hướng chung là dân sẽ rút tiền để đầu tư bất động sản.

Thị trường bất động sản Việt Nam đang rất hấp dẫn dòng vốn ngoại

Nguyễn Quốc Huy, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Hải Phát Land

Ông Nguyễn Quốc Huy
Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị
Hải Phát Land

Có ý kiến cho rằng, thị trường vẫn đang phát triển ổn định, có xu hướng đi lên, nhưng cũng có người cho rằng, thị trường đã và đang gặp khó khăn, đặc biệt là trong những tháng cuối 2019.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản dù có phát triển tốt hay bức tranh màu tối một chút thì chúng ta vẫn hoàn toàn có thể lạc quan, bởi thị trường hiện nay đã được điều chỉnh so với thời kỳ 2011 – 2012. Chúng ta có những chính sách quản lý, có kinh nghiệm điều hành tốt hơn nên thị trường cũng có sức đề kháng tốt hơn.

Trong năm 2019 dù có những tín hiệu không được khả quan lắm nhưng đó lại là cơ hội cho các doanh nghiệp tìm hướng đi mới bền vững hơn cho mình và cả thị trường.

Nếu như tài chính là dòng máu thì bất động sản là xương sống. Bất động sản mà thiếu tài chính thì chắc chắn sẽ khó khăn. Các doanh nghiệp bất động sản hiện nay cũng khá chú ý đến việc đa dạng hóa các dòng vốn.

Đa số các dự án bất động sản trước đây đều cậy nhờ vào dòng vốn từ ngân hàng và khách hàng. Nhưng vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái sẽ thắt chặt việc cho vay tín dụng bất động sản bằng việc ban hành Thông tư 22.

Chính vì vậy, hiện nhiều doanh nghiệp bất động sản đang chủ đồng tìm kiếm nguồn vốn từ nhiều kênh khác nhau, như phát hành trái phiếu, hợp tác với đối tác nước ngoài, từ trong dân… đây lại là cơ hội của các doanh nghiệp, là một bước tiến mới cho thị trường bất động sản Việt Nam khi không quá phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân hàng.

Động thái của cơ quan quản lý sẽ là khó khăn cho những doanh nghiệp thiếu tính chủ động để huy động nguồn vốn, nhưng nó lại là lợi thế, là bàn đạp cho những doanh nghiệp đã có sẵn chiến lược về tín dụng.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản Việt Nam lại được cho là đang rất hấp dẫn dòng vốn ngoại. Có khá nhiều dự án được triển khai dựa trên dự M&A với các tập đoàn quốc tế, chẳng hạn như dự án thành phố Thông minh 4 tỷ USD tại Đông Anh, Hà Nội và hàng loạt dự án tại Tp.HCM.

Chẳng có lý gì mà nguồn vốn này lại không tăng khi biên lợi nhuận của thị trường bất động sản Việt Nam cao hơn so với các nước xung quanh trong khu vực. Tuy nhiên, ông lo ngại rằng, có dòng vốn vào nhưng chúng ta có hấp thụ được hay không, có tìm kiếm được đối tác phu hợp hay không…hay lại quen với chính sách “bế quan tỏa cảng”.

Cùng với đó, theo đánh giá của các chuyên gia, hiện người dân có một lượng tài sản, lượng tiền rất lớn, điều quan trọng là phải làm cho dân thấy được cái lợi của việc đưa vốn vào đầu tư có lợi hơn là cất tiền ở ngân hàng, ở nhà. Phải làm cho người dân tin tưởng để họ gửi gắm đồng tiền của mình.

Riêng với việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, phải xem ai là người phát hành và mức lãi suất ấy có khả thi đối với chính doanh nghiệp phát hành.

Có cơ sở để kỳ vọng tỷ giá tiếp tục được điều hành theo cơ chế linh hoạt

Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc Toàn quốc Khối Kinh doanh Tiền tệ và Thị trường vốn của Ngân hàng HSBC Việt Nam

Ông Ngô Đăng Khoa
Giám đốc Toàn quốc Khối Kinh doanh
Tiền tệ và Thị trường vốn
của Ngân hàng HSBC Việt Nam

Việt Nam đã có một năm 2019 tương đối thành công về mặt kinh tế khi duy trì được tăng trưởng bền vững trong bối cảnh suy giảm thương mại toàn cầu và các rủi ro vĩ mô nảy sinh và gia tăng trong suốt năm.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có một năm thành công khi sử dụng những chính sách hợp lý, linh hoạt để ổn định tỷ giá, kiềm chế lạm phát nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

Trong năm, cơ quan điều hành đã chủ động sử dụng một loạt các công cụ thị trường tiền tệ như hạ lãi suất điều hành, hạ lãi suất thông qua kênh tín phiếu/thị trường mở, hạ tỷ giá mua vào song song với việc điều chỉnh tăng dần tỷ giá trung tâm phù hợp với diễn biến thị trường.

Bước sang năm 2020, chúng ta có cơ sở để kỳ vọng tỷ giá tiếp tục được điều hành theo cơ chế linh hoạt. Đáng chú ý, với việc dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, NHNN có đủ công cụ và nguồn lực để điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đáp ứng cung-cầu thị trường.

Tuy nhiên, vẫn có những thách thức cần quan sát và theo dõi như những bất ổn khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chậm lại, cuộc chiến thương mại và Brexit đều chưa đến hồi kết, 2020 là năm bầu cử Tổng thống Mỹ…

Trong khi đó, việc Việt Nam gần đây bị đưa vào danh sách theo dõi thao túng tỷ giá của Mỹ cũng là một tín hiệu đáng lo ngại. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam trong năm tới cũng có thể bị ảnh hưởng do tác động từ việc sụt giảm nhu cầu toàn cầu, do đó nguồn thu từ xuất khẩu có thể sẽ không còn được tích cực như trong năm nay.

Xu hướng tỷ giá tiếp tục là biến số khó lường trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới liên tục vận động. NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan điều hành chính sách điều hành thị trường theo hướng linh hoạt, chủ động để tránh tạo ra những cú sốc về tỷ giá, lãi suất. Kinh tế năm sau nhiều khả năng sẽ đứng trước nhiều khó khăn hơn, dẫn đến vấn đề định hướng hướng đi cho tỷ giá cũng đứng trước nhiều thách thức.

Về phía doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp có yếu tố xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ, đứng trước những biến động khó lường của tỷ giá, doanh nghiệp cần chủ động sử dụng các công cụ phòng vệ tỷ giá, lãi suất, đặc biệt thông qua các sản phẩm phái sinh tiền tệ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất…, để đảm bảo chủ động trong hoạch định dòng tiền và cân đối lợi nhuận.

Tiêu dùng cá nhân của Việt Nam chiếm tới 75% trong tăng trưởng GDP năm năm gần đây nhất, chỉ đứng thứ hai sau Philippines về tỷ trọng trong GDP. Nền kinh tế cũng được hưởng lợi từ việc chuyển đổi lao động từ nông nghiệp qua các ngành đòi hỏi kỹ năng cao.

Nền kinh tế của Việt Nam đang dần chuyển sang nền kinh tế tập trung vào tiêu dùng, chỉ số niềm tin tiêu dùng cũng thuộc hàng cao nhất trên thế giới do triển vọng tích cực về nghề nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Tầng lớp trung lưu cũng đang gia tăng. Những điều này đang đem lại vị thế tích cực cho Việt Nam để có thể tận dụng các lợi thế cạnh tranh của mình.

Tỷ giá USD/VND sẽ có khả năng tăng từ 1-2%

TS Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân BizLight.

TS Bùi Quang Tín,
CEO Trường Doanh nhân BizLight.

Kết quả cuộc khảo sát mới đây của Reuters cho thấy, phần đông các nhà phân tích ngoại hối dự báo đồng đôla Mỹ sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu do thương mại toàn cầu xấu đi đã làm tổn thương hầu hết các nền kinh tế, từ đó thúc đẩy nhu cầu nắm giữ các tài sản bằng đồng đôla kể từ đầu năm ngoái khiến cho đồng bạc xanh tăng giá mạnh.

Theo dữ liệu mới nhất từ Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC), các nhà đầu cơ tiền tệ tiếp tục tăng vị thế nắm giữ đôla ròng của họ, một xu hướng khó có thể thay đổi trong năm 2020.

Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế được công bố trong những ngày vừa qua càng làm tăng thêm nỗi lo nền kinh tế Hoa Kỳ có thể rơi vào suy thoái. Theo đó số liệu chi tiêu tiêu dùng yếu hơn kỳ vọng trong những tháng vừa qua, cho thấy hoạt động sản xuất tại Mỹ yếu nhất trong hơn thập kỷ, có lẽ là do cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Điều đó đã khiến thị trường tài chính bị bán tháo và làm xuất hiện ngày càng nhiều những lời kêu gọi Fed cắt giảm thêm lãi suất.

Thậm chí ngay cả khi Fed thực hiện các yêu cầu nới lỏng hơn nữa, tức sẽ thu hẹp khoảng cách lãi suất giữa Hoa Kỳ và các nền kinh tế lớn khác thì sức mạnh của đồng đôla vẫn có thể không mất đi. Cũng chính bởi vậy nên mặc dù vẫn có nhiều nhà phân tích kỳ vọng hầu hết các đồng tiền chủ chốt sẽ tăng giá so với đồng đôla trong những tháng cuối năm.

Với những phân tích như trên, tỷ giá USD/VND sẽ có khả năng tăng từ 1-2% trong năm 2020.

Doanh nghiệp bán lẻ sẽ “thăng hoa”

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh – Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Nghiên cứu – Phát triển; Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư SSI

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh
Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc
Nghiên cứu – Phát triển;
Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư SSI

Việt Nam có thị trường lên tới 100 triệu dân nên vô cùng hấp dẫn, nhất là với các nhà đầu tư nước ngoài.

Khi tiếp xúc với doanh nghiệp Thái Lan sang tìm cơ hội đầu tư cổ phiếu Việt Nam thì họ thường quan tâm tới ngành hàng tiêu dùng là chính. Vì thế, tiềm năng phát triển của ngành hàng này là rất lớn và sẽ là mảng thị trường “lên ngôi” trong thời gian tới, không chỉ lĩnh vực bán lẻ như hàng tiêu dùng, mà còn là về nghệ thuật, giải trí và giáo dục - đó là những ngành kinh doanh rất lớn nhưng dịch vụ và chất lượng hàng hoá còn rất nhỏ.

Thực tế thị trường cho thấy, ngay tại Hà Nội, thời gian gần đây các chuỗi cửa hàng cà phê, các chuỗi cửa hàng nhượng quyền đang mọc lên “như nấm sau mưa”. Nhiều DN cho biết, tưởng chừng như đây là cơ hội làm ăn nhỏ nhưng thực sự lại rất lớn khi đánh trúng vào tâm lý và nhu cầu thị trường Việt Nam.

Vài tháng trở lại đây, các cửa hàng trà chanh đua nhau mọc lên, trong đó trà chanh Bụi Phố đã có số lượng cửa hàng nhượng quyền lên tới gần 400, trải khắp cả nước. Chuỗi cửa hàng này là ý tưởng khởi nghiệp của nhóm những bạn trẻ, nhưng do biết “đánh” vào tâm lý thích thưởng thức đồ uống vỉa hè, giá cả phải chăng của tầng lớp trẻ Việt Nam nên đã và đang tạo được sự thành công khá lớn.

Có thể thấy, các DN Việt Nam đang hết sức cố gắng để giữ thị trường bán lẻ vào tay mình, bởi cơ hội từ “miếng bánh” thị trường này là rất lớn. Như mới đây, thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) có thể gọi là đình đám nhất năm 2019 giữa Vinmart và Masan cho thấy nỗ lực của 2 “đại gia” trong việc giữ thị trường bán lẻ.

Nhiều dự báo đến năm 2020, thị phần kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam sẽ tăng từ 25% hiện tại lên 40%, quy mô lên tới 180 tỷ USD. Nên nếu rơi hết vào tay các DN nước ngoài như các trường hợp M&A trước đây, thì sự tăng trưởng của thị trường này sẽ khó mang đến lợi ích cho Việt Nam. Do đó, “thương vụ tỷ đô” giữa 2 DN lớn của Việt Nam, nhất là khi Masan có quá nhiều kinh nghiệm về ngành hàng tiêu dùng cũng là một “điểm sáng” để ngành bán lẻ Việt Nam tiếp tục phát triển trong năm tiếp theo.

Nhưng để thực sự “thăng hoa”, các DN ngành này phải biết tận dụng cơ hội, nhất là tìm kiếm những hướng đi mới.

Tín hiệu tốt từ đơn hàng xuất khẩu

ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 - CTCP

ông Thân Đức Việt,
TGĐ Tổng Công ty May 10-CTCP

Là một trong những doanh nghiệp may lớn có uy tín trong ngành may xuất khẩu,sau nhiều năm kinh doanh, năm 2019 là một năm bất ổn nhất trong nhiều năm qua, bất ổn từ đơn hàng, đến các nhà nhập khẩu ở các thị trường lớn của May 10 như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Cụ thể, những năm trước đơn hàng gia công chiếm tỷ trọng 60% năng lực sản xuất của công ty, nhưng năm 2019 đơn hàng gia công giảm trầm trọng.

Thì trường dệt may năm 2019 “nóng”, “lạnh” bất thường, có những thời điểm tưởng dư đơn hàng, nhưng lại là lúc thiếu đơn hàng. Và có những thời điểm tưởng thiếu đơn hàng thì lượng đơn hàng lại về dồn dập. Đặc biệt vào dịp cận Tết Nguyên đán 2020 này, tưởng thiếu đơn hàng nhưng hiện đơn hàng của May 10 đang dồn về. Nhiều khách hàng yêu cầu giao hàng trước Tết Âm lịch.

Mặc dù thị trường khó khăn bất ổn, đơn hàng giảm như vậy nhưng kết thúc năm 2019, May 10 vẫn đạt được kế hoạch đề ra với kim ngạch xuất khẩu đạt và vượt 11,5% so với năm 2018. Có kết quả này do bộ phận làm hàng FOB (tự chủ về nguyên liệu) của May 10 đã nỗ lực tìm kiếm thêm khách hàng mới, thị trường mới. Thay vì đơn hàng làm gia công (OEM) giảm, nhưng đơn làm hàng FOB tăng cao đã bù đắp khi đơn hàng gia công thiếu hụt.

Sang năm 2020, đối với các đơn hàng xuất khẩu có tín hiệu tốt hơn năm 2019. Tuy nhiên, giá đơn hàng của các nhà nhập khẩu xu hướng không tăng, thậm trí khách hàng có yêu cầu giảm giá và vẫn có dấu hiệu bất ổn như sẽ có những lúc “rất nóng” sẽ có những lúc “rất lạnh” như năm 2019.

Trong bối cảnh thị trường bất ổn vậy, May 10 đã có cái nhìn và có giải pháp nhằm giữ được lượng đơn hàng từ thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và tới đây thị trường Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc ổn định sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động trong doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nhân Việt và dự cảm 2020 tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711710504 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711710504 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10