Doanh nhân Vũ Thúy Nga: Cho đi là còn mãi mãi

Diendandoanhnghiep.vn Tôi tình cờ gặp lại nữ doanh nhân Vũ Thúy Nga, Chủ tịch Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển Hưng Phú ngay tại khách sạn Zephyr hào nhoáng và sang trọng do chị sở hữu.

Chị đem lại cảm giác ấm áp cho người đối diện trong từng lời tâm sự, trong ánh mắt thân thiện như đang mỉm cười…

Chị Nga tâm sự: những  thăng trầm trên con đường khởi nghiệp và những điều mắt thấy, tai nghe về những “việc tử tế” trong giới doanh nhân, tôi càng thấm thía những lời chân tình của TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ tại sự kiện Nữ doanh nhân hội tụ cuối năm Canh Tí vừa qua, khi ông nói “Thương trường luôn sòng phẳng và không có bất kỳ lợi thế nào cho phụ nữ. Thậm chí, các nữ doanh nhân có phần bất lợi hơn, bởi cùng lúc vừa thực hiện thiên chức làm mẹ, thiên chức làm vợ, làm dâu, vừa gánh vác công việc kinh doanh. Nhưng dường như, đó lại là động lực để họ phá vỡ những giới hạn, trở thành người tiên phong”.

PHÁ VỠ GIỚI HẠN…

- Sinh ra trong một gia đình đông con, lại trong bối cảnh miền Bắc đói kém, tôi được biết chị cũng phải vật lộn, bươn chải nhiều nghề để tự mình lập thân, lập nghiệp?

Tôi sinh ra trong một gia đình đông con ở phố Hàng Ngang, con phố cổ kính ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Miền Bắc lúc đó đói kém lắm, lại còn bị giặc Mỹ phá hoại. Bạn biết đấy, sau hòa bình là thời bao cấp tem phiếu, thế hệ chúng tôi phải bươn chải đủ nghề. Bố theo quân ngũ nên biền biệt tháng ngày, một mình mẹ tần tảo nuôi chúng tôi khôn lớn. Thương mẹ lắm, nên tôi càng đau đáu kiếm tiền phụ giúp mẹ.

Nữ doanh nhân Vũ Thúy Nga được vinh danh là Nữ doanh nhân Ấn tượng, có nhiều đóng góp cho cộng đồng tại chương trình Nữ Doanh nhân hội tụ

Nữ doanh nhân Vũ Thúy Nga được vinh danh là Nữ doanh nhân Ấn tượng, có nhiều đóng góp cho cộng đồng tại chương trình Nữ Doanh nhân hội tụ

7 tuổi, tôi đã đi làm quang dầu nón ở chợ Đồng Xuân. Rồi tôi học nấu chè đỗ đen, nấu bún, nấu xôi… không nề hả công việc gì cả. Để kiếm được tiền, cần phải làm đẹp, làm ngon nên tôi mầy mò chịu khó học hỏi. Với mỗi nghề, tôi chuyên tâm nghiên cứu, hơn thế là dành cả tấm chân tình vào từng công việc. Thế nên ngày ấy, ai cũng thích những đồ tôi nấu hay chế biến. Tôi lớn lên cùng những ấp ủ kinh doanh và những hoài bão như vậy. Tôi học hết hệ 10/10 thời đó, rời ghế nhà trường, tôi lao vào với cơm áo gạo tiền, phụ mẹ, đỡ đần anh chị em.

20 tuổi, tôi lập gia đình và cũng năm ấy, tôi lập nghiệp với nghề tơ tằm. Tôi mạnh dạn vay mượn và mua một ngôi nhà trên phố Hàng Gai, làm nơi trưng bày và bán hàng. Tôi thường nhập nguồn hàng từ Lâm Đồng, hay Vạn Phúc rồi gia công theo các đơn hàng của nước ngoài. Thời đó, xưởng sản xuất của tôi đã có hàng trăm công nhân và mặt hàng lụa tơ tằm của tôi đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Là một cô gái ở độ tuổi đôi mươi nhưng lúc nào tôi cũng tất bật, bôn ba, thức khuy dậy sớm. Thói quen chỉ ngủ 3 tiếng một ngày đã đồng hành với tôi đến tận bây giờ. Là một doanh nhân, tôi luôn phải đối mặt với nhiều nỗi lo thường trực: Làm sao để công nhân có công ăn việc làm? Làm sao để có được chất lượng sản phẩm tốt nhất? Làm sao có đủ vốn liếng xoay vòng kinh doanh? Làm sao kết nối được nhiều đơn hàng từ các quốc gia làm ăn lâu dài hay mở rộng sang các thị trường quốc tế khác?...

Nhiều lúc cũng mệt mỏi lắm chứ. Nhưng những lúc đó, tôi lại nhớ đến lời căn dặn của bố: “Con có thể mất rất nhiều thứ trên cuộc đời này. Nhưng không bao giờ được mất niềm tin. Hãy nhớ 4 câu thơ này mỗi khi con có ý bỏ cuộc: “Không sóng gió không là biển cả/ Không gian truân không gọi bước vào đời/Nếu lòng con chỉ sợ mưa rơi/ Thì nắng đẹp đâu ngày sẽ tới”.

- Lập nghiệp với nghề tơ tằm nhưng dường như thành công và dấu ấn mà chị để lại phải chăng chính là ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch và cả bất động sản?

Có thể xem như vậy. Ngày ấy tôi nghĩ đơn giản là khi kinh tế đất nước vươn tầm, đời sống người dân nâng cao, đi xa họ phải có nơi nghỉ, đi du lịch họ phải có chốn đến, … Chính vì vậy, năm 1992, khi tôi mua được căn nhà số 4 Bà Triệu hiện nay, tôi đã biến nơi đây thành khách sạn Thúy Nga Hotel (bây giờ là khách sạn Zephyr), đây gần như là khách sạn tư nhân đầu tiên ở Hà Nội. Thời đó, dám vay ngân hàng 800 triệu mở khách sạn, là sự “nổi điên” không hề nhẹ (cười). Bất động sản cũng là một ngành mang lại cho tôi những thành công đáng kể.

- Là một nữ doanh nhân xinh đẹp và thành đạt, chị đã phải hy sinh cho sự thành công đó như thế nào?

Nhiều người đã hỏi tôi như bạn, phải chăng là tôi đã đánh đổi thành công bằng hạnh phúc gia đình? Không! Với tôi, hạnh phúc gia đình lại góp phần giúp tôi thăng hoa hơn trên con đường phát triển sự nghiệp.

Tôi có một con trai và một con gái khiến tôi thấy tự hào. Con trai tôi được học bổng toàn phần tại Anh quốc và đã hơn 10 năm tu nghiệp bên đó. Con gái du học tại Singapore và theo nghề mẹ, cháu công tác trong lĩnh vực khách sạn. Dù bận rộn nhưng đến giờ, tôi đến giờ vẫn giữ thói quen mỗi ngày đều tự mình nấu cho gia đình một bữa cơm hạnh phúc. Tôi tự đi chợ, chọn từng món ăn, xào nấu theo khẩu vị của các con. Tôi thật sự thấy hạnh phúc khi nhìn thấy nụ cười trên môi chúng.

Với tôi, dù thành công hay thất bại trong kinh doanh thì gia đình vẫn luôn là điểm tựa vững vàng. Bạn thấy tôi hay cười, có lẽ vì vậy.

Doanh nhân Vũ Thúy Nga tham gia Talkshow Nữ doanh nhân và việc tử tế do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

Doanh nhân Vũ Thúy Nga tham gia Talkshow Nữ doanh nhân và việc tử tế do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.

LÀM NHIỀU VIỆC TỬ TẾ

- Chị hiểu thế nào là “việc tử tế”?

« Việc tử tế » đó là những việc làm được xuất phát từ lòng yêu thương, đùm bọc, đồng cảm giữa người với người và nhằm hướng đến xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp, nhân văn. Và bạn thử hình dung đi, nếu người người, nhà nhà đều nói và làm những điều tử tế thì xã hội của chúng ta sẽ không có tranh cãi, không có cảnh cướp bóc, không có oán giận…mà ở đó chỉ có tình yêu thương.

Doanh nhân Vũ Thúy Nga trao quà cho các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Hiền Linh, huyện Quảng Ninh và xã Lộc Ninh, huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.p/

Doanh nhân Vũ Thúy Nga trao quà cho các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại xã Hiền Linh, huyện Quảng Ninh và xã Lộc Ninh, huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.

Theo tôi « việc tử tế » không phải là những gì quá cao siêu để đến mức không ai làm được. Việc tử tế xuất phát từ những việc làm nhỏ bé và bình dị nhất như hiếu thuận và phụng dưỡng cha mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, trọng người thân, trọng bạn bè xa gần, yêu con quí cháu. Trong làm ăn thì giữ chữ tín, trong công ty thì yêu thương và giúp đỡ nhân viên. Ngoài xã hội thì chia sẻ và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, cảm thông trước nỗi đau và mất mát của người khác… Hoặc đem những cái tinh hoa đi nhân rộng và lan tỏa cũng là việc mà một người tử tế nên làm…

- Trong suốt hành trình mang điều tử tế đến cuộc sống, những kỷ niệm nào khiến trái tim chị cảm thấy ấm áp nhất?

Đó là một ngày năm 2019, tôi cùng chị em nữ doanh nhân trong Hiệp Hội Doanh nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đến thăm hỏi, động viên và tặng quà các chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nơi vùng cao biên giới. Chứng kiến cảnh tượng rất nhiều chị em phụ nữ miền núi vì chồng con mà làm lụng vất vả kiệt sức rồi đến khi ốm đau triền miên vẫn không có tiền mua thuốc chữa bệnh, tôi đã cảm nhận phần nào nỗi thống khổ đến cùng cực của họ. Tôi khóc, thấy thương cho những thân phận phụ nữ nghèo và tự hứa với lòng mình sẽ dành một sự quan tâm đặc biệt đến những con người nhỏ bé này. Lúc đầu đoàn thiện nguyện đi chỉ dự định tặng quà cho 50 gia đình nhưng chứng kiến những cảnh tượng đau lòng đó, cả đoàn đã quyết định hỗ trợ thêm 50 gia đình có hoàn cảnh khó khăn nữa. Sau chuyến thiện nguyện này, tôi đã quay trở lại để tiếp tục hỗ trợ họ.

Một kỷ niệm vừa đáng nhớ nhưng cũng sợ hãi với tôi nữa là tôi cùng 30 nữ doanh nhân đi từ thiện ở Hòa Bình. Khi đang trên đỉnh dốc thì xe trật bánh. Trong thời khắc đối diện với tử thần đó tôi đã khẩn cầu Đức Phật từ sâu thẳm trái tim “nếu thoát được kiếp nạn này con sẽ một lòng phụng sự, gieo nhân lành, gieo sự tử tế đến nhân gian…”.

Và trong cuộc đời tôi, tôi đã bền bỉ thực hiện lời hứa đó.

Đến bây giờ, điều khiến tôi thấy nhẹ lòng nhất là đã góp phần xây dựng hàng nghìn ngôi nhà tình nghĩa cho các đối tượng khó khăn suốt chiều dài nước Việt thân yêu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nhân Vũ Thúy Nga: Cho đi là còn mãi mãi tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713569593 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713569593 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10