Đôi điều về “trọc phú kiến thức” của tác giả Đinh Đức Hoàng

Diendandoanhnghiep.vn Sự học của con người, suy cho cùng là học cả đời. Vấn đề là đọc và học như thế nào, hiệu quả ra sao, tiếp nhận được gì mới là điều quan trọng.

>> Nỗi buồn của tri thức

Bài phát biểu của nhà báo Đinh Đức Hoàng tại buổi lễ khai giảng trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) tháng 9/2022 đề cập đến khái niệm “trọc phú kiến thức” đã thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.

Theo đó, tại Lễ khai giảng năm học mới của FUV - là một trường đại học độc lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài dưới sự tài trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, phía Việt Nam góp vốn bằng đất để xây dựng trường, nhà báo Đinh Đức Hoàng với tư cách khách mời đã có bài phát biểu, mà theo một số ý kiến là đã truyền cảm hứng cho các tân sinh viên.

Đinh Đức Hoàng phát biểu tại lễ khai giảng Trường Đại học Fulbright Việt Nam ngày 18/9/2022

Nhà báo Đinh Đức Hoàng phát biểu tại lễ khai giảng Trường Đại học Fulbright Việt Nam ngày 18/9/2022

Với chủ đề “Phá vỡ những khuôn mẫu và kiến tạo thế giới theo cách của bạn”, nhà báo Đinh Đức Hoàng đã “chỉ ra sự thất thế” của các “trọc phú kiến thức”, đề cao giá trị của “tri thức nguyên bản”. Tuy nhiên, sau khi nhà báo Đinh Đức Hoàng đăng nguyên văn bài phát biểu này trên Facebook cá nhân đã gây ra cuộc tranh luận dữ dội trong mấy ngày gần đây trên mạng xã hội và cả trên báo chí.

Nhà báo Đinh Đức Hoàng - giờ là KOL Hoàng Hối Hận trên mạng xã hội - dẫn F.Nietzsche để nói với sinh viên của một đại học danh tiếng rằng: “Việc đọc nhiều sẽ chỉ khiến các bạn trở thành những “trọc phú kiến thức” chứ không giúp bạn trở thành người giỏi hơn”.

Diễn giả này lý giải ai là người sẽ được coi là “trọc phú kiến thức”: “Trọc phú kiến thức là cách mô tả dành cho những người đọc rất nhiều, báo chí, sách vở, ghi nhớ những kiến thức trong đó và tin rằng chúng là của mình”.

Liên quan đến bài phát biểu của nhà báo Đinh Đức Hoàng, PGS.TS Võ Trí Hảo (Hiệu trưởng trường Đại học Gia Định, TP. HCM), cho rằng diễn giả đã tạo ra “awareness” cho đám đông và tạo ra một cuộc tranh luận theo đúng triết lý “critical thinking” mà FUV mong muốn.

“Xin chúc mừng Hoàng một thì chúc mừng FUV mười. Trong khi các tổ chức tầm thấp, đang miệt mài viết hàng nghìn bài PR, với số lượt like, share tầm 100 likes/ post, theo trường phái quảng cáo cưỡng bức, dán thang máy, cột điện đầu ngõ, hẻm, thì FUV, suốt mùa tuyển sinh, chỉ lặng lẽ có 3 bài không có dáng dấp quảng cáo, đạt hàng triệu likes”, ông Võ Trí Hảo viết trên trang cá nhân.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

>> Văn hóa đọc thời COVID-19

>> Lan toả văn hoá đọc từ “cây ATM sách” miễn phí

>> Tạo văn hóa đọc: Khó mấy cũng phải làm!

Ảnh: Lê Linh

Việc đọc sách nên được khuyến khích. Ảnh: Lê Linh

Dưới quan điểm cá nhân, tôi đồng ý với diễn giả một điều là sách vở ngày nay, bao gồm lượng thông tin đồ sộ lưu hành trên Internet, ai cũng có thể tiếp cận, nhưng chúng chỉ có thể biến thành tri thức của mỗi người thông qua chọn lọc nghiên cứu đối chiếu và thực hành. 

Nếu không thì tất cả cũng chỉ là “đôi dép mục”, giới trí thức nước ta cũng chỉ là “những người buôn bán đồ cũ về tư tưởng” như Hayek định nghĩa mà thôi. Và nói như diễn giả Đức Hoàng nói đó chỉ là những “trọc phú kiến thức”.

Có điều, bài diễn thuyết này có khi lại lợi ít, hại nhiều. Vì không thể phủ nhận rằng tác giả đã nói đúng một phần thực tế: Lối học “copy and paste” hay “trọc phú kiến thức” theo cách gọi của chính tác giả, tức là sự sao chép một cách máy móc mà ít tư duy, ít khám phá tự thân. Phơi bày thực trạng ấy là cần thiết, hữu ích, và rất nên làm.

Nhưng ngay cả ở chỗ này, Tiếng Việt đã có một từ diễn đạt rất trúng mà ai nghe cũng hiểu ngay và hiểu đúng: Học vẹt. Tiếc thay, tác giả đã không dùng nó mà lại sa vào một lối nói có vẻ hàn lâm nhưng nhiều mâu thuẫn, thậm chí có những nhầm lẫn, và dễ gây hiểu lầm.

Trong khi đó, sự học của con người, suy cho cùng là học cả đời. Đọc là một trong nhiều cách học để có tri thức. Vấn đề là  đọc và học như thế nào, hiệu quả ra sao, tiếp nhận được gì mới là điều quan trọng.

Theo quan điểm của các triết gia: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người. Vậy thì ngày nay, dù là thời đại mới gì đi chăng nữa, phủ nhận việc đọc nhiều thì có nên không?

Hơn nữa, chúng ta ở Việt Nam, cũng chỉ mới thoát nghèo vật chất và kiến thức chưa được bao lâu. Chúng ta cũng chỉ đang đi lẫm chẫm trên hành trình của mình truy tìm kiến thức, xác định một danh tính người học, vị trí của chúng ta trong biển học. Nên nói như diễn giả Đức Hoàng thì có vẻ hơi nặng nề về cái gọi là “trọc phú kiến thức”.

Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh cho rằng: “Rất thành công với tư cách là sản phẩm của KOL, nhưng trên phương diện “kiến thức” (theo nghĩa Hoàng muốn thể hiện), bài viết của Hoàng khiến tôi … kinh hãi. Đó là cảm nhận sau khi tôi nhận ra thủ pháp của Hoàng: Đánh hỏa mù quan điểm bằng một văn phong tù mù và hỗn mang. Thủ pháp đó tạo sự hấp dẫn đối với người đọc nhưng làm làm lộ ra những lỗ hổng kiến thức, nhất là khi KOL tự khoe cái tôi một cách quá mức, dù được che đậy một cách… thông minh và liều lĩnh!”. 

“Nội dung bài phát biểu của Đinh Đức Hoàng “đi ngược lại hoàn toàn tinh thần khai phóng của nền đại học Mỹ. Cái gọi là “trọc phú kiến thức” mà diễn giả nhắc đến có lẽ là để nói về những người mới đi đoạn đầu của hành trình, mới leo được một vài con dốc đầu tiên và cảm thấy một nhu cầu cấp bách được khoe, được khen, được thừa nhận cho những nỗ lực ban đầu…

Hiểu ra điều đó chúng ta nên có một thái độ bao dung, đồng cảm và vì thế cũng nên ân cần cười vui hơn là lên án theo kiểu ghét cái thái độ. Làm thế không chỉ tốt cho người khác mà còn tốt cho cả chính chúng ta”, ông Phạm Tuấn Anh nhà sáng lập Minh Việt LLC -một công ty được đăng ký tại bang Nevada, Hoa Kỳ nêu quan điểm trên trang cá nhân.

Vâng! Có thể bài viết sẽ khiến Hoàng KOL được biết đến nhiều hơn, lượng follow tăng mạnh hơn, nhưng nó không bù đắp được cho những đổ vỡ từ phía những người yêu mến việc tích lũy kiến thức, yêu mến sự thông minh của nhà báo Đức Hoàng, khi lòng tin biến mất không một tiếng vang.

Thậm chí, điều này sẽ xảy ra ngay lập tức nếu bạn bè đọc được câu khoe khá… trịch thượng này của chính diễn giả: "Tôi có nhiều bạn bè là trọc phú kiến thức. Họ có vị trí xã hội, tiền kiếm cũng không khó quá".

Mặt khác, cái đáng lo của sinh viên và người học nói chung là họ đọc quá ít chứ không phải là đã đọc quá nhiều; là họ không chịu cập nhật chứ không phải là vì họ quá nhạy bén. Tác giả cũng quên mất rằng, trung bình mỗi năm, một người Việt đọc chưa đến 1 cuốn sách (tính cả sách giáo khoa và giáo trình).

Qua đó, cái cần lo lắng, thúc đẩy và cổ xúy bây giờ là “văn hóa đọc” - làm sao để người Việt đọc sách nhiều hơn, xem phim tài liệu nhiều hơn, nghe giảng nhiều hơn, chứ không phải là coi thường những thứ ấy.

Điều này cũng có nghĩa, diễn giả Đinh Đức Hoàng tuy không phủ nhận sạch trơn sự đọc và sự học hỏi nhưng đã giáng nó xuống một mức độ gần như bị xem thường và khinh bỉ. Đó là một sai lầm tai hại, và càng tai hại hơn trong bối cảnh mà sự đọc ở Việt Nam đã xuống đến mức báo động.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đôi điều về “trọc phú kiến thức” của tác giả Đinh Đức Hoàng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711701306 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711701306 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10