Doanh nghiệp

Đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp nhiệt điện LNG

Hạnh Lê 22/05/2025 01:09

Việt Nam đã và đang tham gia thị trường khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và có thế mạnh phát triển chuỗi giá trị LNG.

Nhận định này được các chuyên gia nhấn mạnh tại hội thảo chuyên đề về đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp nhiệt điện LNG do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp với các đối tác tổ chức.

Mr Thinh
Ông Đỗ Tiến Thịnh - Phó Giám đốc NIC nhấn mạnh: đảm bảo nguồn điện, nhất là điện xanh đang trở thành quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư

Ông Đỗ Tiến Thịnh - Phó Giám đốc NIC nhấn mạnh: đảm bảo nguồn điện, nhất là điện xanh đang trở thành quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi tìm hiểu thị trường Việt Nam. Một số doanh nghiệp công nghệ toàn cầu đặt ra mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Sử dụng năng lượng xanh (điện mặt trời, điện gió, hydrogen) là một trong giải pháp thực hiện mục tiêu trên.

Tại Việt Nam, trên cơ sở mục tiêu đặt ra là đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách, chương trình tăng trưởng và phát triển xanh ở các ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có ngành điện. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện tăng trưởng 2 con số, phát triển khoa học công nghệ, đẩy mạnh thu hút các ngành công nghệ cao như bán dẫn, AI… buộc phải đẩy nhanh tiến độ thị trường năng lượng xanh, trong đó có LNG.

Trong Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, nguồn điện khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu nguồn linh hoạt ở nhóm nhiệt điện. Phát triển các nhà máy LNG là lộ trình trung gian để giảm dần phát thải.

Đồng quan điểm, ông Keith Mark Doten - Giám đốc tư vấn giao dịch của PWC Việt Nam cho biết: thời gian qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao và tiếp tục duy trì giai đoạn 2026-2030. Kéo theo đó, nhu cầu điện năng phục vụ phát triển kinh tế cũng tăng theo.

khi LNG
Việt Nam đã và đang tham gia thị trường LNG và có thế mạnh phát triển chuỗi giá trị LNG

Đặc biệt, với quốc gia đang phát triển, nhu cầu về điện năng của Việt Nam tăng cao hơn các quốc gia khác. Tại Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, để cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước cho phát triển kinh tế, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam cần đạt mức tăng trưởng điện năng lên tới 2 con số.

Thông tin về ngành LNG toàn cầu, ông Keith Mark Doten cho hay, đây là loại nhiên liệu ngày càng quan trọng và được xem là giải pháp giúp phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường, phát thải carbon. Với ưu điểm linh hoạt, LNG còn đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn do yếu tố thời tiết như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

Trong những năm gần đây, nhờ cải tiến kỹ thuật hoá lỏng và kỹ thuật đóng tàu tiên tiến đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này. Việc vận chuyển khí trên quãng đường dài trở nên khả thi hơn.

Trước xu thế chung đó, theo ông Keith Mark Doten, Việt Nam đã và đang tham gia thị trường LNG. Việc sử dụng LNG rộng rãi trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam thời gian tới sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng điện đang tăng, đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việt Nam là một trong những quốc gia có năng lực sản xuất ngành khí. Nhận thấy lợi thế của Việt Nam trong phát triển chuỗi giá trị LNG, ông Song Soohwan, Giám đốc thương mại LNG của SK Innovation E&S bày tỏ mong muốn của tập đoàn là mở rộng đầu tư tại Việt Nam và xem Việt Nam là “đối tác quý” trong phát triển chuỗi giá trị LNG. Để phát huy lợi thế và tích cực tham gia chuỗi giá trị LNG, đại diện SK Innovation E&S cho rằng, Việt Nam cần chú trọng đến công nghệ, phát triển nguồn nhân lực…

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đổi mới sáng tạo trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp nhiệt điện LNG
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO