Vốn F1 là vốn từ Mỹ, châu Âu sang Việt Nam. Vốn F2 là từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đón vốn F2 thì khó, nhưng F1 thì dễ hơn và nhanh hơn. Và khả năng hấp thụ phụ thuộc vào chính Việt Nam.
TS Phan Hữu Thắng, Nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT nhận định, không đơn thuần khi Việt Nam chiến thắng trong đại dịch COVID-19 mà dòng đầu tư nước ngoài dịch chuyển vào Việt Nam.
“Thực tế dòng chuyển dịch đã bắt nguồn từ vài năm trước khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bùng nổ. Cần lưu ý, xu hướng chuyển dịch là toàn cầu, trong đó có từ Trung Quốc chứ không hoàn toàn dịch chuyển từ Trung Quốc vào Việt Nam”, ông Thắng chia sẻ.
Ông Thắng gọi vốn F1 là vốn từ Mỹ, châu Âu sang Việt Nam. Vốn F2 là từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đón vốn F2 thì khó, nhưng F1 thì dễ hơn và nhanh hơn. Và khả năng hấp thụ phụ thuộc vào chính Việt Nam.
Đặt vấn đề cơ hội chỉ đến với Việt Nam hay đến chung với mọi người? Nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài cho biết, cơ hội không chỉ đến với chúng ta mà còn nhiều nước khác như Ấn Độ, Indoneisa...và các nước này đã chuẩn bị quỹ đất, chính sách, hạ tầng để đón sóng.
“Chúng ta cũng có những động thái tương tự nhưng các nước này cũng có những lợi thế. Lợi thế này phải được nhìn bằng con mắt của đối tác. Trong bối cảnh COVID-19 đang thay đổi toàn bộ kinh tế xã hội đất nước thì đón được sóng dịch chuyển F1 từ Mỹ, châu Âu... mới là quan trọng", ông Thắng nhấn mạnh.
Chỉ ra những con số về thu hút đầu tư nước ngoài tháng 6 và 6 tháng đầu năm, ông Thắng cho biết, thu hút đầu tư nước ngoài trong tháng 6 đã tăng 14,9% so với tháng 5 cho thấy tín hiệu đón đầu tư tháng 6 là tốt nhưng cả 6 tháng thì giảm. “Điều này cho thấy chúng ta có cơ hội nhưng cơ hội không lớn. Tăng trưởng tháng 6 lớn là nhờ các dự án quy mô lớn là tăng vốn của Dầu khí Việt Nam và một dự án tại Bạc Liêu. Mà đây là hai dự án đã được đàm phán từ lâu. Nói điều này để thấy cơ hội là có nhưng đi kèm là thách thức, khó khăn nội tại”, Nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài nhấn mạnh.
Trong khi cơ hội là của chung, vị chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt không đơn thuần là đón dòng đầu tư mà phải là đón nhận, hấp thụ như thế nào.
“Chúng ta phải tự cường. Không thể chỉ nhập vào xuất ra, khiến Việt Nam chỉ kiếm được 1 chút về nhân công. Tuy nhiên, sau này, thế hệ con cháu chúng ta sẽ phải xử lý tồn dư hóa chất độc hại trong nước, đất từ quá trình này", Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú chia sẻ ở góc độ doanh nghiệp. Chủ tịch Sunhouse cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu cố hữu của người Việt. Một trong số đó là kỷ luật trong sản xuất.
“Khi vào Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia thường không muốn dây dưa về mặt pháp lý nên họ mong đợi sự hoàn thiện từ các đối tác Việt, đây là điểm yếu của doanh nghiệp Việt”, ông Phú Thẳng thắn.
Do đó, Chủ tịch Sunhouse cho rằng, giai đoạn đầu, việc chấp nhận làm gia công là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trong quá trình làm thuê đó, cần học hỏi được về công nghệ, học cách làm chủ, hiểu nhu cầu khách hàng ở từng thị trường để sau này xây dựng thương hiệu và có thể bán trở lại vào những thị trường đó.
Thẳng thắn nhìn vào đợt dịch chuyển chuỗi cung ứng lần này, ông Phú cho rằng dịch chuyển nhà máy là rất khó. Trong khi các công ty trên toàn cầu co cụm vì dịch bệnh, việc mở thêm các nhà máy ở Việt Nam cũng là điều khó. Chính vì vậy, cái dễ nhất mà Việt Nam có thể đón chính là dịch chuyển đơn hàng sang sản xuất ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 29/06/2020
11:00, 18/06/2020
05:30, 18/06/2020
14:07, 09/06/2020
06:00, 26/06/2020
02:00, 24/06/2020