Đồng bằng sông Cửu Long: Xâm nhập mặn ngày càng đi sâu vào nội địa

Diendandoanhnghiep.vn Ranh mặn 4g/lít đang đi sâu vào nội địa - Thông tin trên được Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ Tài nguyên, Môi trường vừa cảnh báo.

Theo báo cáo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Trong hơn 10 ngày qua mực nước các trạm trên sông Mê Kông biến đổi chậm. Mực nước các trạm chính phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,1 -1,8m.

Độ mặn xâm nhập sâu ảnh hưởng đến sản xuất, sinh kế của người dân.

Độ mặn xâm nhập sâu ảnh hưởng đến sản xuất, sinh kế của người dân.

Xâm nhập mặn ở các sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long, sông Cái Lớn có xu thế tăng cao vào ngày cuối tuần. Độ mặn tại hầu hết các trạm ở mức cao hơn so với độ mặn đo được vào cuối tháng 2.

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia đưa ra dự báo: Trong tuần tới mực nước ở thượng nguồn sông Mê Công tiếp tục biến đổi chậm. Mực nước tại trạm Kratie (Campuchia) ở mức thấp hơn TBNN từ 0,3-0,5m.

Xâm nhập mặn ở các sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long xu thế tăng cao từ ngày 27-31/3; riêng sông Cái Lớn xâm nhập mặn duy trì ở mức cao từ 21-27/3 và 30-31/3. Độ mặn cao nhất tại các trạm trong thời kỳ này ở mức tương đương và cao hơn so với độ mặn cao nhất tuần từ 11-20/03.

Chiều sâu ranh mặn 4g/lít trong thời kỳ này có khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây: Phạm vi xâm nhập mặn 85-96km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: Phạm vi xâm nhập mặn 42-50km; Sông Hàm Luông, Cổ Chiên: Phạm vi xâm nhập mặn 55-64km; Sông Hậu: Phạm vi xâm nhập mặn 45-50km; Sông Cái Lớn: Phạm vi xâm nhập mặn 50-56km. Trong đợt mặn từ 27-31/3/2021, các địa phương cần hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất, đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng đô mặn; các địa phương chủ độg các biện pháp trữ nước va cấp nước phục vụ sinh hoạt trong thời kỳ này. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long: 1-2.

Nhiều vùng đất thuộc tỉnh tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan) đang bước vào đợt khô hạn.

Nhiều vùng đất thuộc tỉnh tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan) đang bước vào đợt khô hạn. (ảnh Mail Pattaya)

Theo Mail Pattaya (Thái Lan) ngay từ đầu tháng 3 mực nước trên sông Mekong giảm xuống khoảng một mét ở tỉnh Nakhon Phanom, đông bắc Thái Lan khi đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 50 năm vẫn tiếp diễn. Các doi cát hiện đang nổi lên trên sông, ảnh hưởng đến dịch vụ phà và tàu đánh cá.Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là những nông dân sống dựa vào nguồn cung cấp nước từ sông quốc tế. Dịch vụ công trình nước trên địa bàn tỉnh cũng đối mặt với tình trạng thiếu nước. Ở một tỉnh phía Đông Bắc khác-Nakhon Ratchasima, nước trong hồ chứa Huay Bon, nguồn nước chính cho khoảng 15 ngôi làng chỉ còn 10% dung tích chứa. Các quan chức thủy lợi và chính quyền cảng tỉnh Nakhon Phanom cho biết mực nước giảm một cách bất thường không chỉ do lượng mưa ít mà lượng nước xả từ các đập ở Trung Quốc cũng thấp.

Đoạn sông chảy qua huyện That Phanom thuộc tỉnh Nakhon Phanom, đông bắc Thái Lan là tuyến huyết mạch vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các khu vực biên giới Thái Lan – Lào; mực nước đo được tại đây chỉ hơn 1m nên việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy qua đoạn sông này là không thể.

Năm 2019, 2020 mực nước đo được tại đoạn sông này cũng chỉ còn từ 1 - 1,5 m thấp nhất trong vòng 100 năm qua, khiến hệ sinh thái bị ảnh hưởng nặng nề do các loài thủy sản không thể di cư ngược dòng để sinh sản và cuộc sống ngư dân sẽ vô cùng khó khăn.

Đoạn sông chảy qua huyện That Phanom thuộc tỉnh Nakhon Phanom, đông bắc Thái Lan

Đoạn sông chảy qua huyện That Phanom thuộc tỉnh Nakhon Phanom, đông bắc Thái Lan độ sâu có nơi chỉ  hơn 1mét, tàu bè không thể qua lại.

 Dòng sông Mê Kông là một con sông lớn nhất Đông Nam Á, bắt nguồn từ cao nguyên  Tây Tạng có chiều dài gần hơn 4.800km , lưu vực 795.000km2 xuyên qua lãnh thổ 6 quốc gia là Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam rồi đổ ra biển Đông. Mùa lũ lớn của sông mỗi năm cung cấp cho vùng châu thổ 160 triệu tấn phù sa và nhiều sản vật, lưu vực sông Mê Kông được xem là nơi có hệ sinh thái đang dạng sinh học lớn thứ hai trên thế giới (sau lưu vực sông Amazone). Trong đó đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam được xem là vùng ngập nước lớn nhất, có tính đa dạng sinh học rất cao. Sông Mê Kông cung cấp  sinh kế cho 70% cư dân tại khu vực nhờ vào đánh bắt thủy sản, trồng trọt, phát triển thương mại, du lịch…Việc các quốc gia thượng nguồn ồ ạt xây đập thủy điện chặn trên dòng chính phía thượng nguồn đang làm cạn kiệt phù sa, thủy sản cho hạ lưu vực. Mùa khô các đập thủy điện giữ nước khiến hạ nguồn thiếu nước,  xâm nhập mặn lấn  vào sâu hơn nội địa, làm biến đổi hệ sinh thái ảnh hưởng đến sinh hoạt, sinh kế của hàng chục triệu người dân hạ lưu vực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đồng bằng sông Cửu Long: Xâm nhập mặn ngày càng đi sâu vào nội địa tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711687791 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711687791 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10