Đồng bộ chính sách cho “Tam ngư”: Cần đầu tư tương xứng

Trung tá, TS NGUYỄN THANH MINH - Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển 09/06/2022 12:30

Đầu tư cho “tam ngư” là một yêu cầu khách quan và hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

>>Vì sao ngành thủy sản có nhiều ngư dân nhưng sản xuất lại manh mún, tự phát?

LTS: Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với việc đồng bộ chính sách “tam ngư” mở ra triển vọng mới cho kinh tế biển nước ta hướng ra biển và làm giàu từ biển.

"Tam ngư" - ngư nghiệp, ngư dân, ngư thôn (làng cá) - là một bộ phận cấu thành của tam nông theo nghĩa rộng. Tuy nhiên tam ngư có đặc thù riêng, có vai trò rất quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Nước ta đang trong quá trình thực hiện chính sách "tam nông", bao gồm cả “tam ngư”. Trên thực tế, ba vấn đề ngư dân, ngư nghiệp và ngư trường khác về bản chất với ba vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Đối tượng khác nhau đòi hỏi chính sách cũng phải khác nhau.

Nhà nước nên sớm ban hành Chính sách Tam ngư vì đây là vấn đề mang tính đặc thù và có tầm chiến lược rất lớn đối với ngư dân và nghề cá nước ta trong bối cảnh Biển Đông và để thích ứng với những biến động toàn cầu (biến đổi khí hậu và biến đổi đại dương). Nếu chú trọng giải quyết tốt, chính sách như vậy sẽ tạo động lực để góp phần đưa đất nước ta trở thành quốc gia mạnh, giàu từ biển trong vài thập niên tới.

Tình hình trên cho thấy, khả năng tiếp tục đẩy mạnh khai thác ở vùng biển xa bờ là có căn cứ và là một nhu cầu thực tế của chính các cộng đồng ngư dân và đất nước, thậm chí phải nhanh chóng “ra biển lớn” phát triển nghề cá viễn dương. Đồng thời để quản lý vùng biển rộng lớn của Tổ quốc, việc tăng cường khả năng hiện diện dân sự trên biển là một nhu cầu thực tế khách quan và trở thành một trong những vấn đề có tầm vóc chiến lược.

f

Đào tạo ngư dân khi chuyển từ tàu nhỏ sang tàu lớn là vấn đề cần lưu ý trong chính sách ngư nghiệp. 

>>Tàu xa bờ và nước mắt ngư dân

>>Quảng Nam: Ngư dân “cắn răng” vươn khơi bám biển

>>Hà Tĩnh: Xăng dầu tăng giá, ngư dân neo thuyền vì lỗ

Cần gắn trách nhiệm phát triển kinh tế biển, đảo nói chung với việc hình thành các cộng đồng ngư dân biển và cư dân đảo có khả năng tự quản, tự điều chỉnh linh hoạt và chủ động, góp phần tạo thế trận an ninh, quốc phòng trên các vùng biển chủ quyền của Tổ quốc. Theo cách tiếp cận trên, thời gian tới ngành thủy sản cần chú trọng giải quyết đồng bộ cả ba vấn đề (tam ngư): ngư dân, ngư nghiệp, ngư trương trong quá phát triển kinh tế thủy sản hướng tới một nghề cá bền vững và có trách nhiệm ở nước ta.

Đầu tư cho “tam ngư” là một yêu cầu khách quan và hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy Nhà nước, địa phương, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và cả cộng đồng tạo điều kiện cho ngư nghiệp, ngư dân, làng cá phát triển, có giải pháp đồng bộ, đầu tư cơ sở hạ tầng, nghề cá ở tuyến đảo và ven biển… Xây dựng các trung tâm nghề cá bao gồm cảng cá, nơi đậu tàu thuyền tránh gió bão, đóng mới, sửa chữa tàu cá, nhà máy chế biến, các chợ cá… ở ngư trường trọng điểm; hỗ trợ vốn vay ưu đãi để nâng cấp, phát triển đội tàu đánh cá xa bờ, tàu dịch vụ, hậu cần, tìm đầu ra cho các sản phẩm thủy sản… Huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở tuyến đảo và ven biển, lấy làng cá, bến cá, chợ cá làm trung tâm…

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ hàng đầu, tổ chức các khóa đào tạo cấp tốc cho ngư dân về khoa học công nghệ, kiến thức về nghề nghiệp, về an ninh quốc phòng, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu… đồng thời nâng cấp, phát triển các trung tâm huấn luyện ngư dân, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, cử nhân, kỹ sư, thuộc các lĩnh vực: Điều tra nguồn lợi, khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản, thiết kế, đóng sửa tàu thuyền, mở rộng hợp tác quốc tế, liên doanh với Nhật Bản, Hàn Quốc trong các lĩnh vực nghề cá…

Bên cạnh đó, chính quyền ở các địa phương vẹn biển phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách của Nhà nước đối với ngủ dân vẹn biển đảo.

Có như vậy mới thực hiện được lời dạy của Bác Hồ “biển bạc của ta phải do nhân dân ta làm chủ”. Nhân dân ở đây chính là ngư dân, họ là lực lượng chính thường xuyên có mặt trên các ngư trường, tàu thuyền của họ là những cột mốc sống bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Mỗi làng cá trên đảo và ven biển là những pháo đài vững chắc bảo vệ mặt tiền của đất nước, đồng thời cũng là căn cứ hậu cần phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế biển để nước ta giàu từ biển, mạnh từ biển.

Có thể bạn quan tâm

  • Chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư vào nông nghiệp cần sát thực tế

    10:48, 08/06/2022

  • Nông sản là “điểm sáng” của ngành nông nghiệp

    09:24, 08/06/2022

  • "Tư lệnh ngành nông nghiệp" cần có giải pháp quyết liệt hơn

    03:00, 08/06/2022

  • Hướng đến ngành nông nghiệp an toàn

    20:14, 07/06/2022

  • Nông nghiệp chưa thoát "3 lời nguyền" manh mún, nhỏ lẻ, tự phát

    17:03, 07/06/2022

  • Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp

    15:23, 07/06/2022

  • Chất vấn lĩnh vực nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệp cần những chính sách phù hợp

    05:00, 07/06/2022

  • Cần chính sách phù hợp để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

    10:25, 02/06/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đồng bộ chính sách cho “Tam ngư”: Cần đầu tư tương xứng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO