Đồng bộ sản phẩm dệt may để đáp ứng EVFTA, CPTPP

Ông Vũ Huy Đông - Chủ tịch HĐQT - TGĐ Công ty CP DamSan: 13/12/2019 09:11

Việt Nam có sợi xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, ngoài Trung Quốc Việt Nam còn xuất khẩu sang một số nước như Thổi Nhĩ Kỳ, Đức, Hàn Quốc.

Tôi cho rằng Việt Nam chúng ta ở gần Trung Quốc nên chúng ta cần khai thác thị trường Trung Quốc mạnh hơn nữa bởi, kim ngạch cán cân thương mại Việt - Trung mất cân đối một cách nghiêm trọng.

Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Việt Nam nhiều hơn Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Thực tế, Việt Nam là thị trường tiềm năng của Trung Quốc, hàng năm Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam 50 – 70 tỷ USD. Vì vậy, chúng ta cần phải nghĩ cách để xuất khẩu vào Trung Quốc như các mặt hàng lợi thế như rau củ quả, nông thuỷ sản, còn các mặt hàng công nghiệp kể cả sợi.

Riêng với dệt may theo thống kê của Bộ Công Thương, một năm chúng ta nhập vải từ Trung Quốc khoảng 12 tỷ USD trong đó xuất sang Trung Quốc khoảng 3 – 3,5 tỷ USD tiền Sợi , và nhập Trung Quốc khoảng hơn 1 tỷ USD tiền sợi như vậy Việt Nam lệch với Trung Quốc khoảng 10 tỷ USD. Nguyên nhân này do trong quy định dệt may có khâu tẩy nhuộm vì trong ngành dệt may phải có khâu dệt và khâu tẩy nhuộm. Bởi vì Việt Nam muốn hoàn tất các Hiệp định EVFTA, CPTPP thì sẽ bị truy xuất nguồn gốc xuất xứ từ sợi.

Như vậy Việt Nam có sợi và buộc lòng chúng ta phải sản xuất vải trong nước thì mới được miễn thuế. Hiện dệt chúng ta không có vấn đề gì nhưng khâu tẩy nhuộm liên quan môi trường mà môi trường thì hệ thống quản lý của Việt Nam còn nhiều nan giải. Các doanh nghiệp, các nhà sản xuất nhỏ lẻ không muốn đầu tư nhiều về môi trường mà chỉ ăn xổi, tận dụng mọi thời gian, tiết giảm chi phí mà không nghĩ đến môi trường phát triển bền vững. Còn các cơ quan quản lý phát hiện được thì chế tái xử phạt nhẹ… Vì vậy, chúng ta phải có chế tài xử lý mạnh... Quản lý chặt thì buộc doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.

Nhìn từ Thái Bình, vấn đề tẩy nhuộm không khuyến khích nên chỉ sản xuất sợi. Thái Bình là trung tâm dệt may của cả nước, sợi đứng đầu cả nước và may cũng đứng đầu cả nước nhưng dệt và tẩy nhuộm của Việt Nam quá nhỏ. Các tỉnh thành cần đẩy mạnh hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực tẩy nhuộm, theo đó quy hoạch tập trung khu, cụm công nghiệp.

Khắc Lãng ghi

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Đồng bộ sản phẩm dệt may để đáp ứng EVFTA, CPTPP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO