Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Lo ngại các quy định sắp ban hành tạo gánh nặng chi phí

Bài và ảnh: ĐỖ HUYỀN 29/03/2022 11:24

Đây là một trong những nội dung nổi bật trong Báo cáo Dòng chảy Pháp luật kinh doanh doanh 2021 VCCI công bố hôm nay (29/3).

>>Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Còn "điểm nghẽn" về tính thực thi

Phát biểu tại Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết có một nghịch lý là các cơ quan nhà nước đang lập Phương án để cắt giảm, đơn giản hóa chi phí tuân thủ trong các quy định liên quan đến kinh doanh, nhưng các chính sách đang soạn thảo và dự kiến ban hành hoặc đã ban hành lại có tình trạng gia tăng chi phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

“Điều này khiến cho hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh trở nên thiếu thống nhất và chưa thực sự hiệu quả”, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI.

Cũng theo ông Tuấn, trong năm 2021, cơ quan nhà nước đã soạn thảo dự thảo Nghị định về kinh doanh vận tải nội bộ, trong đó đặt ra các yêu cầu xe ô tô vận tải nội bộ phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo lộ trình; doanh nghiệp phải có giấy phép hoạt động vận tải nội bộ khi sử dụng một số loại ô tô vận tải nội bộ nhất định.

“Theo khảo sát của VCCI thì hiện tại chi phí lắp đặt thiết bị khoảng 1,5 triệu đồng/xe/thiết bị.  Dự kiến có khoảng 400.000 xe phải lắp. Như vậy, chỉ riêng về chi phí cho thiết bị, tổng chi phí cho số xe phải lắp ước tính khoảng 600 tỷ đồng. Chi phí này chưa phản ánh đầy đủ thực tế xã hội phải bỏ ra (chưa tính các chi phí về đường truyền, nhân sự xử lý thông tin; các chi phí cơ quan nhà nước phải bỏ ra để thực hiện quản lý…)”, ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, đối với một số doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và có hoạt động vận tải nội bộ thì việc yêu cầu lắp thêm thiết bị giám sát hành trình cũng như xin giấy phép hoạt động vận tải nội bộ sẽ gia tăng chi phí và tạo gánh nặng rất lớn về thủ tục hành chính.

Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp.

Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp.

Trong khi đó còn rất nhiều vấn đề phải bàn về việc cấp giấy phép vận tải nội bộ (từ xác định tính chất của loại giấy phép này đến tính thống nhất với quy định của Luật Đầu tư 2020 cũng như tính hợp lý trong xác định mục tiêu quản lý nhà nước).

 “Vận tải nội bộ không phải là hoạt động kinh doanh vận tải, vì vậy áp dụng cơ chế quản lý tương tự như hoạt động kinh doanh vận tải là chưa hợp lý. Thời điểm Nghị định số 86/2014/NĐ-CP27 còn hiệu lực, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã phản ánh vướng mắc đối với quy định cấp giấy phép đối với hoạt động vận tải nội bộ. Đến nay, dự thảo Nghị định về vận tải nội bộ lại quy định về giấy phép này. Các chính sách đề xuất cho thấy cơ quan quản lý nhà nước vẫn khá lúng túng khi xác định cơ chế quản lý đối với hoạt động vận tải này”, ông Tuấn nói.

Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 được tổ chức bằng hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo công bố Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 được tổ chức bằng hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Thông tư số 60/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 38/2014/TT-BTC hướng dẫn quy định về thẩm định giá ban hành nửa cuối năm 2021, cũng một số có quy định gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Thông tư số 60/2021/TT-BTC yêu cầu doanh nghiệp thẩm định giá phải tự xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và kết nối cơ sở dữ liệu về thẩm định giá của mình với cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.

>>Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Nhiều quy định chưa theo kịp thực tiễn

>>Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Phòng chống "bệnh... không dự liệu được tình hình"

Theo phản ánh, yêu cầu doanh nghiệp phải tự xây dựng phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu sẽ gây tốn kém về chi phí và khó đảm bảo đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

“Hơn nữa, yêu cầu phải đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp thẩm định giá với cơ sở dữ liệu quốc gia về giá sẽ gây khó khăn, do các phần mềm được viết theo nhiều nền tảng khác nhau, cách tổng hợp, thống kê rất khó thống nhất. Yêu cầu này đặc biệt khó khăn và tạo gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp đã có hệ thống dữ liệu thông tin về thẩm định giá nhưng không tương thích với cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước”, ông Tuấn nói.

Có thể bạn quan tâm

  • Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Những chương trình cải cách của các bộ ngành chưa "mạnh mẽ"

    10:59, 29/03/2022

  • Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Nhiều quy định trong bối cảnh dịch bệnh chưa theo kịp thực tiễn

    10:52, 29/03/2022

  • Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Quy định nước thải làm khó doanh nghiệp

    10:49, 29/03/2022

  • Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Còn "điểm nghẽn" về tính thực thi

    10:45, 29/03/2022

  • Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Nhiều quy định chưa theo kịp thực tiễn

    09:58, 29/03/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021: Lo ngại các quy định sắp ban hành tạo gánh nặng chi phí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO