Đóng cửa các cơ sở đào tạo luật không đạt yêu cầu

Diendandoanhnghiep.vn Phải kiên quyết đóng cửa các cơ sở đào tạo luật không đạt yêu cầu.

Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước chủ trì Phiên họp. (Ảnh: TTXVN)

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, cho ý kiến vào Đề án “Các giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo cử nhân luật” do Ban Cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị.

>> Đại dịch "thách thức" ngành giáo dục  

Đề án nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật thông qua tăng cường các giải pháp kiểm soát chất lượng; tạo nền tảng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo chuyên sâu về hành nghề luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Mục tiêu đến năm 2026 có 100% chương trình đào tạo cử nhân thuộc nhóm ngành pháp luật đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành bộ tiêu chí để nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật, nhất là đẩy mạnh giáo dục tư tưởng, quan điểm lập trường liên quan đến bảo quyền con người, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hoàn thiện dự thảo Đề án, Bộ Tư pháp thẩm tra Đề án và trình cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Yêu cầu trong quý 1/2022 Đề án phải được phê duyệt.

Nhìn nhận khách quan, qua 15 năm thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, nền tư pháp Việt Nam đã có nhiều khởi sắc hướng đến hoàn thành mục tiêu: Bảo đảm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao ..v..v.

Một khía cạnh khác trong lĩnh vực tư pháp là vấn đề đào tạo ra những con người thực thi nền tư pháp.  Đào tạo luật ở các trường ở Việt Nam hiện nay, đã có thay đổi chuyển từ mô hình đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ; việc tổ chức quản lý, đào tạo; xây dựng đề cương môn học, chương trình môn học, chương trình đào tạo; phương thức tổ chức đào tạo… cũng có những thay đổi nhất định.

Tuy nhiên, việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp vẫn còn có một số hạn chế cần phải khắc phục. Chẳng hạn:

Chưa có những giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng hệ thống pháp luật cồng kềnh, phức tạp, tính khả thi chưa cao; tiến độ, chất lượng xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, nhất là việc ban hành thông tư, thông tư liên tịch; thủ tục hành chính còn rườm rà, chi phí tuân thủ lớn..

Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực như hộ tịch, chứng thực còn chưa sâu, chậm được đổi mới, còn thủ công, chưa đóng góp thiết thực cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Công tác xã hội hóa trong các hoạt động bổ trợ tư pháp tuy đã đạt được những kết quả bước đầu những vẫn còn những bất cập, thiếu tính bền vững; số vụ việc khiếu nại, tố cáo, hiện tượng tiêu cực trong thi hành án dân sự có chiều hướng gia tăng, đáng báo động; chất lượng yếu tố con người và các nguồn lực khác phục vụ công tác pháp luật và tư pháp còn nhiều hạn chế.

Mà nói về yếu tố con người thì ở nhiều cơ sở đào tạo luật các giảng viên còn hạn chế trong sử dụng công nghệ trong giảng dạy và sử dụng ngoại ngữ; các cơ sở đào tạo luật thường có bộ máy tổ chức khá cồng kềnh, nhiều đơn vị, phòng, ban, bộ phận quản lý; nhiều số lượng chuyên viên hành chính; nhiều tiết học, giờ học thường hàn lâm, lý thuyết.

Đáng chú ý, hiện nay có hiện tượng, một số người có bằng cấp về Luật học lợi dụng luật pháp của chúng ta còn chồng chéo sử dụng ngón nghề của mình để lách luật, kiếm lợi cho bản thân. Những người này, họ có nghề, nhưng chưa đủ, vì họ thiếu đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Đã đến lúc chúng ta phải báo động vấn đề này trong giới luật gia và nhất là trong hoạt động tố tụng

Từ đây có thể nói, vai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Vì thế, công tác tư pháp luôn có ý nghĩa quan trọng đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là kết quả của quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, là phương tiện để bảo đảm trật tự xã hội, bảo đảm công bằng cũng như thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Nói cách khác, chú trọng cải cách ở mọi khía cạnh thì nền tư pháp sẽ  tiếp tục đóng góp vào thành tựu của công cuộc đổi mới, sự phát triển của đất nước, nhất là trong bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Cũng chính vì vai trò, tầm quan trọng của nền tư pháp, nên các cơ sở đào tạo luật càng cần thay đổi để cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Cần phải kiến quyết đóng của các cơ sở đào tạo luật không đảm bảo chất lượng như Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.

Bởi đơn giản một điều: Mọi thứ đều xuất phát từ con người và nếu cái nôi đào tạo không chuẩn thì công tác thực thi cũng dễ bị lệch lạc, chệch hướng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đóng cửa các cơ sở đào tạo luật không đạt yêu cầu tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714565059 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714565059 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10