“Động lực” nào cho người cao tuổi?

NGUYỄN VIỆT thực hiện 27/03/2022 04:00

Chính phủ đã có nhiều quan tâm tâm đến người cao tuổi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm, vì họ là nguồn vốn của đất nước, có trách nhiệm, có kỹ năng.

>>Giải pháp hữu hiệu cho người cao tuổi trong mùa dịch bệnh

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, người có 53 năm tuổi đảng, 77 năm tuổi đời chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp về vai trò của người cao tuổi đối với đất nước.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

Ông Phú cho rằng, người cao tuổi cần động lực thúc đẩy, cần sự công bằng, chia sẻ trong xã hội để phát huy năng lực trong phần đời còn lại.

Người cao tuổi là vốn quý của dân tộc, là lực lượng quan trọng của đất nước. Vậy, cần phải làm gì để phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi, thưa ông?

Người cao tuổi được đánh giá là “vốn quý” của đất nước. Bên cạnh số lượng, về chất lượng, hầu hết người cao tuổi đều là những người chuẩn mực và có trách nhiệm, có kỹ năng, ai còn sức khỏe thì vẫn đang tiếp tục đóng góp cho đất nước.

Được biết, hiện nay cả nước Việt Nam có trên 6,5 triệu người cao tuổi đang trực tiếp tham gia lao động, sản xuất, kinh doanh, trong đó có gần 100.000 người cao tuổi làm chủ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; gần 400.000 người cao tuổi đạt danh hiệu làm kinh tế giỏi.

Tuy nhiên, họ tham gia chủ yếu mang tính tự phát, do cuộc sống và sự nhiệt tình. Trong khi đó, tại Nhật Bản có luật cho người cao tuổi làm thêm, nghiên cứu thêm, còn tại Việt Nam vẫn chưa có quy định này.

Do đó, Đảng, Nhà nước cần quan tâm đến nguồn lao động quý báu và quan trọng này. Nếu không chỉ sau một số năm thế hệ này sẽ không còn khả năng đóng góp nữa. Chúng ta sẽ mất đi một nguồn lực rất khó tìm lại, vì thế hệ này có kiến thức, kinh nghiệm, đặc biệt luôn có trách nhiệm với đất nước và xã hội.

Để phát huy những phẩm chất tốt đẹp của những người cao tuổi, chính quyền địa phương các cấp, hội người cao tuổi, mặt trận tổ quốc cùng cả hệ thống chính trị phải quan tâm. Đồng thời, phải biết lắng nghe tiếng nói của người cao tuổi, chọn những vấn đề người cao tuổi góp ý và trả lời lại đầy đủ và có trách nhiệm. Bởi những góp ý này sẽ tạo sự thúc đẩy phát triển kinh tế và công bằng xã hội.

Đối với công bằng xã hội, đó là sự chia sẻ, minh bạch, công khai. Vấn đề này hiện nay còn đang rất ít được đề cập. Những tiếng nói của người cao tuổi còn bị lãng quên, chưa có ai đứng giải quyết đến nơi đến chốn và cũng chưa được luật hóa.

Từ những bất cập trên đã làm cho người cao tuổi hạn chế không muốn tham gia đóng góp ý kiến, như vậy đã làm giảm đi những ý chí của những người cao tuổi có tâm huyết với quê hương, đất nước.

>>Tiềm năng thị trường ngành dịch vụ dành cho người cao tuổi

Người cao tuổi được lao động để thấy mình luôn có ích.

Hãy để người cao tuổi được lao động để thấy mình luôn có ích.

-Theo ông chúng ta cần phải làm gì để có thể phát huy trí tuệ của người cao tuổi?

Chúng ta phải chú trọng ngay từ cấp cơ sở, như Hiệp hội, Chi bộ đảng, tổ dân phố... vì thực tế vai trò của một số tổ chức này còn rất yếu. Khi ít được quan tâm thì động lực góp ý không còn thì mạnh mẽ, để có thể góp phần giảm bớt những yếu kém trong xã hội hiện tại.

Lấy ví dụ, ngay bản thân tôi đã rất nhiều lần tham gia đóng góp ý kiến với các hiệp hội ngành hàng hay các cơ quan quản lý nhà nước về những bất cập trong quản lý, điều hành nhưng rất nhiều lần đã bị “bỏ qua”, thậm chí không có sự phản hồi.

Điều này cho thấy, họ thiếu trân trọng với những đóng góp của người cao tuổi. Nếu bận thì cần có câu trả lời “chúng tôi đã nhận được kiến nghị, nhưng cần xác minh thêm”. Tuy nhiên, thông tin phản hồi gần như ít kết quả.

- Vậy, ai sẽ bảo vệ người cao tuổi, thưa ông?

Thực tế, nhiều người cao tuổi nộp đơn khiếu nại nhưng có một số bị rơi vào “im lặng, thậm chí còn bị trù dập. Có những đơn thư khiếu nại, khiếu kiện kéo dài nhiều năm đến nay mới được giải quyết.

Vấn đề đặt ra là bảo vệ người cao tuổi như thế nào? Ai bảo vệ? Khi đưa vấn đề này ra ở cấp cơ sở, câu trả lời ở một số đơn vị thường là sự “im lặng”.

Mặc dù dự báo tới 2030, Việt Nam có khoảng 17% dân số là người cao tuổi và tỷ lệ này sẽ tăng lên 25% vào năm 2045. Nhưng điều tôi quan tâm là chất lượng và sự lắng nghe ý kiến của người cao tuổi này như thế nào?

>>Phát huy tối đa tiềm năng, vai trò, kinh nghiệm, tri thức của người cao tuổi

Dự báo tới 2030, Việt Nam có khoảng 17% dân số là người cao tuổi và tỷ lệ này sẽ tăng lên 25% vào năm 2045.

Dự báo tới 2030, Việt Nam có khoảng 17% dân số là người cao tuổi và tỷ lệ này sẽ tăng lên 25% vào năm 2045.

Tôi xin khẳng định, hầu hết những ý kiến đóng góp của người cao tuổi là đúng và trúng. Nên muốn phát huy hết những phẩm chất tốt đẹp của người cao tuổi thì cần có sự lắng nghe, trân trọng và phản hồi có trách nhiệm của các cơ quan đơn vị có thẩm quyền phải trả lời.

Như vậy, những ý kiến đóng góp của người cao tuổi cần lắng nghe, trân trọng và trách nhiệm, nếu không khiến cho người cao tuổi không muốn tham gia đề xuất ý kiến. Điều này đã không khơi dậy được sự thẳng thắn của người cao tuổi.

Sự “im lặng” này sẽ có thể làm cho phát triển kinh tế-xã hội có thể chậm lại. Đó là phân hóa giàu nghèo, lợi nhuận phân chia trong chuỗi giá trị chưa hợp lý... Khi ý kiến đóng góp của người cao tuổi bị rơi vào quên lãng sẽ khiến họ cảm thấy bị “tủi thân”.

- Từ những phân tích trên, ông có kiến nghị, đề xuất gì?

Thứ nhất, luật hay các quy định về người cao tuổi ở chương tổ chức thực hiện phải rất cụ thể, có phân công, phân nhiệm, nếu không làm thì thế nào? địa phương nào xảy ra thì ai là người chịu trách nhiệm?

Thứ hai, luật hóa cả quyền lợi, trách nhiệm của người cao tuổi.

Thứ ba, công bằng xã hội, chia sẻ hài hòa.

Thứ tư, lắng nghe và sâu sát ý kiến đóng góp của người cao tuổi, giao chính quyền cơ sở, tổ chức đảng cơ sở chịu trách nhiệm.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

  • Thẻ Hưu trí – Giải pháp hữu hiệu cho người cao tuổi trong mùa dịch bệnh

    13:03, 23/02/2022

  • Tiềm năng thị trường ngành dịch vụ dành cho người cao tuổi

    11:59, 07/01/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phát huy tối đa tiềm năng, vai trò, kinh nghiệm, tri thức của người cao tuổi

    20:20, 22/12/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi

    19:10, 19/11/2021

  • Tiềm năng thị trường dịch vụ dành cho người cao tuổi ở Việt Nam còn rất lớn

    01:00, 14/11/2021

  • Thị trường dịch vụ cho người cao tuổi Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng còn bỏ ngỏ

    13:38, 11/11/2021

  • Người cao tuổi khởi nghiệp - Nguồn lực quý của quốc gia

    03:38, 04/10/2021

  • Người cao tuổi khởi nghiệp tại sao không?

    06:16, 12/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Động lực” nào cho người cao tuổi?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO