Động lực tăng trưởng từ ngành công nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Trong tháng 8, IIP ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 16,2% đóng góp cho sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế.

>>>Long An: Tạo động lực đưa công nghiệp phát triển

Tổng cục Thống kê vừa cho biết riêng trong tháng 8, IIP ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 16,2%. Tiếp đến là ngành sản xuất và phân phối điện tăng 14,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11%; ngành khai khoáng tăng 10,2%.

 trong 8 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Bia tăng 31,2%; thủy hải sản chế biến tăng 20,7%; linh kiện điện thoại tăng 19,6%; ô tô tăng 13,9%; quần áo mặc thường tăng 12,7%; giày, dép da tăng 12,5%; thuốc lá tăng 9,6%.

Trong 8 tháng công nghiệp ô tô tăng trưởng 13,9%.

Tính chung 8 tháng năm 2022, IIP ước tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,5%). Ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4% (cùng kỳ năm 2021 tăng 7%), đóng góp 8,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4.2%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Như vậy, bất chấp những ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, từ đầu năm đến nay, chỉ số IPP so với cùng kỳ năm 2021 tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương trên cả nước.

Trong đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 8 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Bia tăng 31,2%; thủy hải sản chế biến tăng 20,7%; linh kiện điện thoại tăng 19,6%; ô tô tăng 13,9%; quần áo mặc thường tăng 12,7%; giày, dép da tăng 12,5%; thuốc lá tăng 9,6%.

Có thể thấy rằng, mô hình tăng trưởng với phương châm từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu những năm qua góp phần tạo sự chuyển mình, tích lũy nội lực đáng kể của ngành công nghiệp,  tạo đà cho tự lập, tự cường và phát triển bền vững của ngành sản xuất công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Các chuyên gia đánh giá, cần phát triển lĩnh vực công nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững, tăng cường năng lực tự cường, tiến tới tự chủ cao thông qua việc chiếm lĩnh công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

Theo đó, tập trung vào động lực về đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực công nghiệp, lấy động lực của tăng trưởng là đổi mới sáng tạo song hành cùng với việc và lấy sự phát triển của từng ngành công nghiệp làm nền tảng để thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ.

“Cần thiết phải lựa chọn ngành/phân ngành của ngành công nghiệp ưu tiên đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, xây dựng hiệu ứng lan tỏa. Huy động, tập trung nguồn lực cho nghiên cứu và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên với phương châm đổi mới sáng tạo xuất phát từ nhà sản xuất, phục vụ sản xuất”, một vị chuyên gia chia sẻ. Trong đó, thúc đẩy hình thành những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mang tính dẫn dắt.

>>>Cần trợ lực thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

>>>Soi chiếu “bức tranh” công nghiệp hỗ trợ

Cũng theo Tổng cục Thống kê, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/8/2022 tăng 0,6% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 23,2% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,7% và tăng 20,1%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5% và tăng 27,1%. 

 trong 8 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Bia tăng 31,2%; thủy hải sản chế biến tăng 20,7%; linh kiện điện thoại tăng 19,6%; ô tô tăng 13,9%; quần áo mặc thường tăng 12,7%; giày, dép da tăng 12,5%; thuốc lá tăng 9,6%.

Trong 8 tháng công nghiệp linh kiện điện thoại tăng 19,6%.

Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng không đổi so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 2,7% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,7% và tăng 25,1%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 1,9%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,1% và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Từ thực tế này, chuyên gia đánh giá động lực thứ hai phát triển công nghiệp được xác định là về chất lượng nguồn nhân lực. Theo đó, hình thành và phát triển đội ngũ nhân lực kỹ thuật công nghệ phục vụ sản xuất có quy mô, cơ cấu, chất lượng hợp lý, phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển công nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu, rộng và định hướng tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo của ngành công nghiệp trong đó thiết lập lực lượng lao động cốt lõi có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật có sức cạnh tranh quốc tế đáp ứng nhu cầu cấp thiết về lao động kỹ thuật công nghệ chất lượng cao phục vụ sản xuất của lĩnh vực công nghiệp, tiến tới hình thành sức cạnh tranh quốc tế của đội ngũ nhân lực kỹ thuật công nghệ Việt Nam.

Bên cạnh đó, phải phát triển đội ngũ chuyên gia trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại nhà máy, cơ sở sản xuất cũng như đội ngũ chuyên gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo.

Từ việc xác định hai động lực tăng trưởng này, sản xuất công nghiệp cần tập trung vào giải quyết các điểm nghẽn về: Công nghiệp phụ trợ; Tự chủ về vật liệu, linh kiện và chi tiết thiết yếu; phụ thuộc vào kỹ thuật, công nghệ nước ngoài thông qua thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng phát triển, chia xẻ công nghệ, hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở nghiên cứu giải quyết các điểm nghẽn nêu trên; đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa, đo lường, chứng nhận, kiểm định, giám sát năng lực của các lĩnh vực công nghiệp cơ bản.

Phát triển bệ đỡ cho phát triển công nghiệp chế tạo, hướng đổi mới sáng tạo vào việc chế tạo các sản phẩm có tính năng và chất lượng ưu việt trên cơ sở thiết lập năng lực mới về tích hợp thiết kế và tích hợp hệ thống.

Chuyển đổi và nâng cao sức cạnh tranh ngành công nghiệp nặng, khuyến khích việc sắp xếp các doanh nghiệp theo vùng địa lý nhằm tối ưu hóa chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, tiến tới triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn theo chuỗi giá trị ngành.

Đồng thời, tạo dựng thương hiệu hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, tiến tới thương hiệu hóa công nghiệp Việt Nam qua chất lượng sản phẩm công nghiệp Việt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Động lực tăng trưởng từ ngành công nghiệp tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714149125 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714149125 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10