Sau 3 ngày cầu BOT Tân Nghĩa bị sập, cần cẩu cũng gãy đôi… đồng nghĩa với việc xe tải cũng bị ngâm dưới sông kể từ hôm đó tới nay mới chính thức được vớt lên.
Đang khắc phục hậu quả…
Như DĐDN đã thông tin, chiều 31/5/2019, một ôtô tải chở khoai mì lưu thông qua cầu Tân Nghĩa thì nhịp giữa (dài 21 m, rộng khoảng 4 m) bất ngờ bị sập. Thời điểm xảy ra vụ sập cầu còn có xe ba gác lưu thông phía trước xe tải, cùng rơi xuống nước, ghe sắt tải trọng 32 tấn bị hư hỏng vì nhịp cầu đè lên. Sự cố xảy ra khiến việc qua lại của người dân hai bên bờ kênh và phương tiện vận chuyển hàng hoá bị ảnh hưởng.
Trước sự việc nêu trên, Bộ GTVT có công điện gửi các ban ngành của tỉnh Đồng Tháp yêu cầu khẩn trương khắc phục sự cố sập cầu Tân Nghĩa (huyện Cao Lãnh). Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng yêu cầu địa phương phải tổ chức cứu hộ phương tiện, có giải pháp ngăn ngừa, hạn chế các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra. Tuy nhiên, đến trưa 1/6, hiện trường vụ việc tiếp tục phát sinh thêm sự cố gãy cần cẩu khi đang trục vớt xe tải.
Có thể bạn quan tâm
07:36, 20/01/2018
12:13, 01/06/2019
Theo điều tra ban đầu, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Tháp xác định nguyên nhân dẫn đến sập cầu do xe tải chở khoai mì chở quá tải trọng so với trọng tải cho phép của cầu (8 tấn).
Trao đổi với DĐDN ngày 3/6/2019, (tức sau 3 ngày kể từ khi xảy ra sự cố), ông Trần Trí Quang - Giám đốc sở giao thông vận tải Đồng Tháp, cho biết: hiện các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp vẫn đang tiếp tục tập trung xử lý khắc phục hậu quả và kết quả đang tiến triển rất tốt. Trước mắt vấn đề đi lại của người dân sẽ được vận chuyển qua sông miễn phí. Việc tiến hành trục vớt xe tải lên thì kể như là thông tuyến đường thủy quốc gia này - ông Quang cho biết.
Cũng theo ông Quang, thời gian còn lại, Sở GTVT phối hợp với huyện sẽ lắp lại cây cầu, dự kiến từ 7 – 15 ngày sẽ hoàn thành. Hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở GTVT tái lập giao thông, kinh phí sẽ tính sau. Về trách nhiệm pháp lý, hiện giờ chủ xe đã bỏ trốn. Sau khi xem xét cơ quan điều tra sẽ làm việc, nếu như xác định chứng cứ lỗi chủ phương tiện của tài xế thì phải có trách nhiệm bồi thường tài sản nhà nước.
… và sẽ khởi tố?
Theo báo cáo của công an huyện Cao Lãnh, hiện nay, tài xế đã trình diện cơ quan công an Phú Yên và sẽ tiếp tục mời tài xế vào làm việc, còn chủ xe thì mới có người thân trình diện. Và vấn đề này Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia đã chỉ đạo nghiêm “sau khi củng cố chứng cứ, nếu đủ hồ sơ thì khởi tố theo đúng quy định pháp luật”.
Theo ông Quang, trong ngày hôm nay lực lượng chức năng tiến hành cẩu xe tải lên, sau đó sẽ lưu bãi ở cảng Trần Quốc Toản. Cơ quan công an có trách nhiệm bảo quản, khám nghiệm xe để làm thủ tục pháp lý về sau.
Đối với vấn đề đường bộ thì từ lúc xảy ra sự cố thì huyện Cao Lãnh đã bố trí phà đưa bà con đi lại, phục vụ 24/24 và hoàn toàn miễn phí. Việc đi lại bà con bị ảnh hưởng, người dân đi du lịch cũng bị ảnh hưởng, để nói rõ ảnh hưởng như thế nào thì tôi cũng chưa có số liệu chính xác - ông Quang nói.
Với phỏng vấn của Phóng viên liên quan đến vấn đề xây cầu hơn 5 tỷ, nhưng tỉnh mua lại với 18 tỷ, và thời gian sử dụng chưa được bao nhiêu nhưng đã bị sập là lý do gì (PV). Tuy nhiên, vấn đề này ông Quang đã từ chối trả ời và đề nghị PV vui lòng liên hệ với UBND huyện Cao Lãnh để có thêm thông tin.
Ông Quang cho biết thêm, bảng tải trọng vừa cấm xe vừa hàng hóa là 8 tấn lưu thông, tuy nhiên chiếc xe này theo giấy đăng kiểm cơ quan công an thu thập được trên cabin, nội cái xác là 12 tấn, thêm hàng hóa ước lượng từ 17- 19 tấn. Hiện công an điều tra đang truy lùng số mì sắn lát này ở đâu để biết được tải trọng cụ thể.
Cũng theo ông Quang, riêng bản thân chiếc xe này 12 tấn, qua cây cầu 8 tấn đã vi phạm về an toàn giao thông, thì 30 tấn đi qua chuyện sập cầu là bình thường – ông Quang nhận định.
Ông Quang khẳng định, trước khi xảy ra sự cố, mặc dù người dân ở địa phương đã ngăn cản, nhưng tài xế vẫn cố tình đi qua do lạc đường. Và trên thực tế, không ai dám chạy xe 20 tấn qua cầu này từ trước tới giờ. Dù gì thì cây cầu quy định 8 tấn, chạy xe quá 8 tấn là vi phạm pháp luật, không thể nói là tính dư tải hệ số mức độ an toàn, bảng quy định 8 tấn thì người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm. Trừ trường hợp quá tải, chủ phương tiện phải xin phép cơ quan đường bộ quá tải. Quy định 8 tấn mà chạy 30 tấn thì gấp quy định gần 4 lần thì không có thể biện minh. Tình hình thu phí chuyển giao do huyện quản lý. Do đó, PV có thể liên hệ với huyện để có chức năng, thẩm quyền phát ngôn chính xác hơn. Vì huyện lộ phân cấp là địa phương, Sở GTVT chỉ biết đầu tư hình thức BOT và hiện nay không còn thu phí BOT nữa thì xảy ra sự cố này, về lĩnh vực khác thì liên hệ với cơ quan ban ngành khác – ông Quang đề nghị.
Cầu Tân Nghĩa được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT với vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Chiếc cầu này được đưa vào sử dụng vào tháng 12/2007. Đến tháng 2/2019, cùng với cầu Sông Cái Nhỏ (nối từ xã Bình Thạnh với xã Mỹ Long), tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành mua lại trạm thu phí tại cầu Tân Nghĩa từ chủ đầu tư là Công ty TNHH BOT Đồng Tháp. Được biết, tổng số tiền UBND tỉnh Đồng Tháp bỏ ra để mua lại quyền thu phí thời gian còn lại của chủ đầu tư hai dự án BOT cầu Tân Nghĩa và cầu Sông Cái Nhỏ là hơn 18 tỷ đồng. Chiều 31/5/2019, một ôtô tải chở khoai mì lưu thông qua cầu Tân Nghĩa thì nhịp giữa (dài 21 m, rộng khoảng 4 m) bất ngờ bị sập và hiện vẫn đang trong tình trạng khắc phục hậu quả. |
DĐDN sẽ tiếp tục thông tin vụ việc!