Đồng thuận hạ lãi suất nhưng chưa đủ

Diendandoanhnghiep.vn Việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp không phải là vấn đề cốt lõi, mà cần một giải pháp đồng bộ từ trung ương đến địa phương và có sự phối hợp giữa các ngân hàng với doanh nghiệp.

>> Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay

Đôi bên cùng khó

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nguồn lực của doanh nghiệp bị cạn kiệt dẫn tới việc các doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng và ngân hàng cũng không thể tự ý hạ tiêu chuẩn, giảm các quy định, điều kiện cho vay mà vẫn phải theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hệ thống.

Việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp cũng không phải là vấn đề cốt lõi giúp cho các doanh nghiệp phục hồi

Việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp cũng không phải là vấn đề cốt lõi giúp cho các doanh nghiệp phục hồi

Đặc biệt, việc thực hiện quyết liệt các giải pháp cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, khiến các tổ chức tín dụng (TCTD) đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, đòi hỏi ngày càng cao tính minh bạch, do đó không thể thực hiện các giải pháp về hạ chuẩn điều kiện cấp tín dụng.

Chúng tôi nhận thấy, việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp cũng không phải là vấn đề cốt lõi giúp cho các doanh nghiệp phục hồi. Giảm lãi suất nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng đủ điều kiện vay ngân hàng như tài sản đảm bảo không đủ, kinh doanh thua lỗ, cơ cấu nợ, điều chỉnh trả nợ để được vay tiếp hoặc không quản lý được dòng tiền. Ngân hàng không có đủ cơ sở đảm bảo để cho vay tiếp.

Riêng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là đối tượng được ưu tiên áp dụng chính sách trần lãi suất cho vay ngắn hạn, nhưng để được tiếp cận chính sách ưu tiên theo quy định, DNNVV phải đáp ứng được điều kiện về tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Song hầu hết DNNVV hiện nay không đáp ứng được các điều kiện trên. Phần lớn là có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, trình độ quản trị hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, số liệu tài chính thiếu minh bạch, chính xác, chứng từ kế toán không đáp ứng các chuẩn mực theo quy định nên ngân hàng khó xem xét cấp tín dụng...

Ngoài ra, việc tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ còn gặp nhiều vướng mắc do nhiều doanh nghiệp khó khăn nhưng không thuộc đối tượng vay vốn, khó tách phần chi phí được hỗ trợ đối với doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, đặc biệt nhiều doanh nghiệp có kết quả kinh doanh giảm đã không đủ điều kiện hỗ trợ lãi suất...

Với những khó khăn trên của cộng đồng doanh nghiệp khiến tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, các doanh nghiệp thu hẹp quy mô, số lượng đơn hàng thấp trong khi chi phí vốn tăng cao, sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp giảm sút, đã tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng. Nhiều ngân hàng tiết giảm tối đa chi phí, cắt giảm lương, lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp.

Trong khi đó, việc triển khai Thông tư 02/2023/TT-NHNN gặp nhiều vướng mắc do nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại; không đáp ứng được điều kiện doanh thu, thu nhập sụt giảm theo quy định tại Thông tư 02; số dư nợ đề nghị cơ cấu đã quá hạn trên 10 ngày.

Việc giải ngân cho vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản của các ngân hàng vẫn thấp. Nguyên nhân là do Bộ Xây dựng  giao cho UBND các tỉnh là phê duyệt các danh mục dự án đủ điều kiện để cho vay. Hiện nay các địa phương  cũng có một số địa phương cũng đã phê duyệt danh sách và đã gửi cho Ngân hàng Nhà nước có khoảng 15 dự án. Tuy nhiên, rà soát những dự án này đều chưa đạt được cơ sở về pháp lý để có thể giải ngân cho vay.

Vừa qua, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hai cuộc họp với các TCTD hội viên để kêu gọi các ngân hàng đồng thuận giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời để tạo cơ sở cho các ngân hàng giảm lãi suất và thực hiện nghiêm túc cam kết đã đồng thuận, Hiệp hội cũng kiến nghị NHNN các giải pháp hỗ trợ kịp thời thanh khoản cho các NHTM và đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước 63 tỉnh, thành phố hỗ trợ giám sát các ngân hàng thực hiện đồng thuận lãi suất.

Tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2023, Hiệp hội Ngân hàng đã tiếp tục kêu gọi các TCTD hội viên trên cơ sở cân đối nguồn lực tài chính xem xét giảm lãi suất tiền vay đối với khoản dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới, phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5 - 2%/năm, đồng thời xem xét giảm phí, lệ phí và các dịch vụ khác… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Căn cứ lời kêu gọi, các TCTD đều đồng thuận phấn đấu giảm mức lãi suất cho vay theo cam kết trong 6 tháng cuối năm 2023.

>> Còn dư địa giảm lãi suất cho vay từ 1,5-2% một năm

Cần đồng bộ giải pháp

Để có thể giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn hết sức khó khăn này, cần có sự đồng bộ trong các giải pháp. Hiệp hội Ngân hàng có một số kiến nghị đối với NHNN và đề xuất NHNN kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền.

Để có thể giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn hết sức khó khăn này, cần có sự đồng bộ trong các giải pháp

Để có thể giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn hết sức khó khăn này, cần có sự đồng bộ trong các giải pháp

Cụ thể như sau: Thứ nhất, với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền, cần đẩy mạnh cải cách thể chế hơn nữa để giảm chi phí thực thi của doanh nghiệp. Đánh giá đúng thực trạng khó khăn của nền kinh tế, trên cơ sở đó trình Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân (như thời điểm dịch COVID-19) đối với những chính sách vượt thẩm quyền của Chính phủ.

Hiện nay, niềm tin của những người đầu tư vào trái phiếu rất thấp, vì vậy cần có cơ chế chính sách đẩy mạnh tăng cường thị trường vốn, tạo niềm tin cho thị trường phát triển, giảm áp lực vào nguồn vốn ngân hàng. Cụ thể là xem xét sửa đổi Nghị định 08/2022/NĐ-CP theo hướng kéo dài thời gian gia hạn tối đa 3 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư (thay cho quy định hiện tại là 02 năm).

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương công bố danh mục các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân phải đảm bảo đúng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng; Đồng thời chỉ đạo Bộ Xây dựng sớm thông báo danh mục những dự án đủ điều kiện thuận lợi cho các NHTM xem xét cho vay theo đúng quy định.

Đánh giá lại các quy định liên quan đến ngành nghề, đối tượng được hưởng tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN để có các điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Thứ hai, đối với UBND các tỉnh, thành phố, tiếp tục phối hợp với ngành Ngân hàng tích cực triển khai Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để nắm bắt và xử lý kịp thời các khó khăn của người dân, doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.

Đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất, thủ tục giao dịch bảo đảm và các thủ tục hành chính liên quan nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quan hệ với ngân hàng. Kiện toàn và thành lập Quỹ bảo lãnh DNNVV tại các tỉnh thành phố.

Thứ ba, đối với Ngân hàng Nhà nước, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ 4.0 làm cơ sở để các TCTD đẩy mạnh hoạt động tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Đề nghị NHNN chỉ đạo các TCTD tăng cường tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, các ngành nghề tiềm năng có tính lan tỏa cao, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội; Khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động ở những nơi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Đồng thời triển khai các chương trình cho vay liên kết, chuỗi cung ứng, tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc của DNNVV.

Chúng tôi cho rằng NHNN nên kéo dài thời gian áp dụng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 34% tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN đến 30/09/2025 thay vì đến hạn 30/09/2023. Có hướng dẫn thực hiện Nghị định 08/2022/NĐ-CP về điều khoản kéo dài thời hạn trái phiếu áp dụng trong trường hợp TCTD là trái chủ và phân loại nợ đối với trái phiếu được kéo dài thời hạn trả nợ. 

Xem xét sửa đổi Thông tư 02/2023/TT-NHNN đối với nội dung quy định tại Khoản 7 Điều 4 theo hướng kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ lên đến 24 tháng đối với khoản nợ vay trung dài hạn.

Thứ tư, đối với các doanh nghiệp, thực hiện quyết liệt tái cơ cấu cả về chiến lược, cơ cấu tổ chức, hoạt động, tài chính và quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng trưởng về tài sản, minh bạch tài chính và thông tin hoạt động làm cơ sở để các TCTD thẩm định cho vay.

Các doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận thông tin về các gói tín dụng, quy định về vay vốn; Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật, quy chế cho vay; Tăng cường mở rộng hợp tác, liên kết với các DN trong và ngoài nước; Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối, bán hàng, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh; Tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất lao động…

Thứ năm, đối với các TCTD, rà soát, đẩy mạnh cho vay các gói tín dụng, mở rộng các kênh bán hàng và kênh liên kết với đối tác; thiết kế các sản phẩm cho vay đặc thù phù hợp với đối tượng khách hàng, nhất là DNNVV theo từng nhóm ngành nghề để từ đó có các giải pháp đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách linh hoạt.

Nghiên cứu áp dụng linh hoạt điều kiện tài sản đảm bảo cho từng nhóm đối tượng khách hàng, cho vay theo chuỗi cung ứng dựa trên uy tín và mức độ rủi ro của một doanh nghiệp (khách hàng lớn và truyền thống của ngân hàng).  

Tiếp tục tái cơ cấu, hoàn thiện và kiện toàn tổ chức, giảm thiểu chi phí và thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục cho vay, yêu cầu cung cấp các thông tin phù hợp với thực tế và có tư vấn, hướng dẫn chi tiết để các doanh nghiệp có thể nắm bắt và thực hiện được. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số, từng bước ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn vào quản lý các hoạt động của TCTD. Từ đó giúp TCTD có thể nắm bắt được thông tin về hoạt động kinh doanh của DN có hiệu quả không, đồng thời kịp thời đánh giá chính xác được mức độ tín dụng của khách hàng.

Tiếp tục chú trọng triển khai bộ chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử cán bộ ngân hàng nhằm nâng cao tác phong, đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo kinh doanh an toàn, góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín ngành ngân hàng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Đồng thuận hạ lãi suất nhưng chưa đủ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714231619 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714231619 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10