Dòng vốn đầu tư M&A: Sự chững lại chỉ là ngắn hạn

LÊ MỸ 28/11/2023 14:54

Đến hết tháng 10 năm nay, tổng giá trị thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đã giảm hơn 35% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng các thương vụ cũng giảm đi...

>>>Kết thúc vụ lùm xùm OpenAI: Microsoft “thâu tóm” Sam Altman

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định sự chững lại này chỉ là ngắn hạn và các dòng vốn vẫn đang chờ đợi để "Kích hoạt những cơ hội mới".

Ô

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2023

Bối cảnh kinh tế vĩ mô được cho là yếu tố quan trọng chi phối dòng vốn M&A trên toàn cầu.

Theo đó, cuộc xung đột vũ trang nổ ra tại Ukraine với hệ lụy là các cuộc khủng hoảng tài chính, năng lượng và lương thực xuất hiện tại nhiều quốc gia, trong khi khắp nơi vẫn còn đang phải vật lộn để khắc phục những hậu quả của đại dịch Covid-19 và những trận thiên tai với cường độ ngày càng cao làm môi trường đầu tư toàn cầu biến đổi mạnh. Những tác động đến dòng vốn vào các nước đang phát triển trong năm 2022 và thời gian tiếp theo được Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) mô tả là “rất khó đoán định”.

Trạng thái đảo ngược từ điều kiện tài chính lỏng chuyển sang chặt, những bất ổn địa chính trị và sự tiếp diễn của đại dịch Covid-19 khiến các nhà đầu tư quốc tế có xu hướng thận trọng hơn. Nếu năm 2021, dòng vốn đầu tư trực tiếp toàn cầu đã hồi phục mạnh mẽ về ngưỡng trước đại dịch, các thị trường M&A bùng nổ và những giao dịch xuyên biên giới diễn ra mạnh mẽ thì động lượng này được dự báo khó có thể duy trì trong năm nay, ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, phát biểu tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2023. 

Tại Báo cáo Đầu tư Thế giới 2022, UNCTAD cho rằng, dòng vốn đầu tư trực tiếp năm nay có thể đi xuống, trường hợp khá nhất là đi ngang. Các nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế cũng ủng hộ cho nhận định này. Sau một năm bùng nổ, các giao dịch xuyên biên giới đã có dấu hiệu chững lại vào nửa đầu năm, theo báo cáo của UNCTAD. Đến quý III/2022, GlobalData cho biết, đây là quý có hoạt động M&A toàn cầu kém nhất, với giá trị thương vụ giảm 48% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam dường như cũng không nằm ngoài xu hướng chung.

>>>TP HCM mời gọi doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư lĩnh vực tăng trưởng xanh và công nghệ cao

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, cCác chính sách kiểm soát dịch Covid-19 làm tăng thêm ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư toàn cầu nói chung và vào Việt Nam nói riêng, trong đó có vốn thực hiện các thương vụ M&A. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới dù đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng tính chung 10 tháng kể từ đầu năm 2022 vẫn giảm 23,7% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 22,46 tỷ USD; có 2.997 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 2,2% so với cùng kỳ, với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,79 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ.

Năm 2023, kinh tế thế giới dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn; tình trạng lạm phát cao tiếp tục kéo dài ở nhiều quốc gia… Những diễn biến khó lường trên toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam; thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, thậm chí thách thức, khó khăn còn nhiều hơn. Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục phục hồi, các hoạt động kinh tế - xã hội sẽ chuyển từ trạng thái thích ứng, phục hồi sang phát triển nhanh và ổn định hơn. Chính vì thế, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội và đã được thông qua với mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2023 là khoảng 4,5%, còn tăng trưởng kinh tế là 6,5%. Đây là mức tăng trưởng hợp lý, cho thấy quyết tâm của Chính phủ trong tiếp tục phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

"Để thực hiện mục tiêu này, ngoài các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội, chúng ta sẽ tập trung thực hiện Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, với riêng ngân sách dành cho các dự án đầu tư thuộc Chương trình trình đã lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Cộng thêm khoản vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, năm 2023, chúng ta có hơn 726.000 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển. Giải ngân nguồn lực lớn này là một thách thức, nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội để chúng ta duy trì động lực phục hồi, đạt mục tiêu kế hoạch năm, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, hướng đến các mục tiêu phát triển của Kế hoạch 5 năm", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.

Ông cũng cho rằng nỗ lực giữ vững ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng khá, vĩ mô ổn định, kiểm soát được lạm phát cùng với việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ là nền tảng quan trọng để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển, giúp Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn, an toàn thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư vẫn đặt nhiều niềm tin vào các giải pháp phòng chống dịch, điều hành kinh tế vĩ mô, cũng như nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh của Chính phủ Việt Nam. "Đây sẽ là những động lực lớn đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 và cũng là động lực để thị trường M&A Việt Nam tiếp tục phát triển. Vì vậy, sự chững lại của hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian gần đây hy vọng chỉ mang tính ngắn hạn và sẽ sớm hồi phục. Việt Nam nói chung, thị trường M&A Việt Nam nói riêng, vẫn luôn được đánh giá là một thị trường an toàn, hấp dẫn, giàu tiềm năng để “kích hoạt những cơ hội mới”.

Thống kê cụ thể hơn từ KPMG cho thấy, nếu năm 2021 chứng kiến sự bùng nổ của các thương vụ M&A thì đến hết tháng 10 năm 2023, tổng giá trị thương vụ đã giảm hơn 35% so với cùng kỳ năm trước. 

Trên thực tế, không chỉ tổng giá trị các thương vụ mà số lượng các thương vụ cũng giảm, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG tại Việt Nam và Campuchia nhấn mạnh. Ông cũng cho biết có một yếu tố tích cực là hiện các dòng vốn ghi nhận từ nhiều khu vực hơn tham gia vào thị trường M&A. 

"Từ 2021, khả năng ứng phó của nền kinh tế Việt Nam trước những bất ổn toàn cầu, như các cuộc chiến thương mại và đại dịch COVID-19, đã khiến nhiều nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước quan tâm hơn. Các nhà đầu tư giờ đây đã hướng tới củng cố thị phần và đầu tư chiến lược. Như việc nhà đầu tư Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) từ Nhật Bản liên tục chi tổng cộng 2.82 tỷ USD cho hai thương vụ “khủng” năm 2021 và 2023, cho thấy sự tự tin và cam kết gắn bó lâu dài của nhà đầu tư đối với thị trường Việt Nam và triển vọng của nó. Giá trị giao dịch trung bình một lần nữa vượt qua ngưỡng 50 triệu USD có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất về sự chuyển hướng của nhà đầu tư sang các khoản đầu tư chiến lược, cần nhiều tiềm lực tài chính hơn.

Thị trường M&A Việt Nam đã phát triển đáng kể với các công ty trong nước trở nên tự tin và chuyên nghiệp hơn, trong khi nhà đầu tư nước ngoài ngày càng xem Việt Nam là thị trường chiến lược quan trọng trong khu vực. Thị trường VIệt Nam sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi những chuyển dịch trong kinh tế toàn cầu, điều chỉnh chuỗi cung ứng và phát triển nội tại. Các cải thiện quy định liên tục và các hiệp định thương mại tự do cũng sẽ duy trì hoạt động M&A sôi động tại Việt Nam trong những năm sắp tới", Tổng giám đốc KPMG tại Việt Nam và Campuchia dự báo.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải ngân vốn đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu

    Giải ngân vốn đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu

    15:55, 18/10/2022

  • Bất động sản thấp tầng “nóng bỏng tay”, cơ hội nào cho nhà đầu tư vốn nhỏ?

    Bất động sản thấp tầng “nóng bỏng tay”, cơ hội nào cho nhà đầu tư vốn nhỏ?

    16:30, 07/11/2022

  • Bất ngờ “chiêu lừa” mua bán bất động sản khiến hơn 1.000 người “sập bẫy”

    Bất ngờ “chiêu lừa” mua bán bất động sản khiến hơn 1.000 người “sập bẫy”

    00:06, 13/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dòng vốn đầu tư M&A: Sự chững lại chỉ là ngắn hạn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO