Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý nâng tổng mức đầu tư sân bay Phan Thiết lên mức 10.000 tỷ đồng. Với mức đầu tư này, sân bay Phan Thiết sẽ là một trong 3 sân bay lớn nhất của Miền Trung.
Một số chuyên gia nhận định rằng, quyết định đầu tư xứng tầm cho sân bay Phan Thiết sẽ giúp bất động sản Phan Thiết thêm sức hút và trở thành tâm điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, thu hút dòng vốn tỷ USD từ các dự án lớn.
Phan Thiết sẽ có sân bay trên 10.000 tỷ
Ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Theo Quy hoạch, Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2025, phấn đấu đến năm 2030.
Để đáp ứng chiến lược này, Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng Phan Thiết. Trong đó, trước mắt Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh quy mô của sân bay Phan Thiết từ hơn 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, sân bay Phan Thiết được điều chỉnh quy hoạch sân bay từ cấp 4C lên cấp 4E để phù hợp với quy hoạch mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc.
Mục tiêu nâng cấp sân bay nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác các chặng bay Nội Bài - Phan Thiết, Vân Đồn - Phan Thiết, Cát Bi - Phan Thiết, với các máy bay code E, trong giai đoạn đến năm 2030, cũng như khai thác được các loại máy bay quân sự hiện đại nhất hiện nay. Nhà ga hành khách sân bay Phan Thiết được mở rộng từ 5.000 m2 lên 19.200 m2, để đạt công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm.
Với quy hoạch điều chỉnh, sân bay Phan Thiết sẽ được chia làm 3 khu, khu bay dùng chung cho cả mục đích dân dụng và quân sự; khu phục vụ hàng không dân dụng gồm sân đỗ máy bay hàng không dân dụng, và công trình hàng không dân dụng nằm độc lập; khu quân sự dành riêng đỗ máy bay quân sự, hạ tầng kỹ thuật quân sự.
Có sân bay Phan Thiết, khách du lịch từ Tp.HCM chỉ mất khoảng 30 phút để đến với phố biển thay vì phải chạy 3-4 tiếng qua cao tốc dịp cuối tuần. Đặc biệt, công trình này sẽ giúp thành phố này thu hút được các khách hàng phía Bắc. Thay vì phải đi chuyến bay vào Tp.HCM, rồi chạy xe khách xuống Phan Thiết, thì có sân bay các khách phía Bắc chỉ mất hơn 1 tiếng cho hành trình này.
Với công trình này, các chuyên gia du lịch dự đoán Phan Thiết - Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hàng đầu Châu Á. Kéo theo đó là dòng vốn tỷ USD đổ vào hàng loạt các siêu dự án nghỉ dưỡng để đón đầu dòng khách này.
Hàng loạt các siêu dự án đổ bộ
Thống kê sơ bộ, trong năm 2019 sẽ có 18 siêu dự án, với tổng mức đầu tư gần 3 tỷ USD đổ vào Phan Thiết nổi bật như dự án Dubai gần 1.000 ha với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ của công ty DHA - Một thành viên của tập đoàn TTC, dự án có quy mô hơn 200 ha của tập đoàn TMS, FLC cũng có ý định đầu tư vào một dự án hơn 1.000 ha, công ty Hưng Lộc Phát từ trước đến nay chỉ chuyên đầu tư vào các dự án ở Tp.HCM, cũng chuẩn chị mở bán dự án Summer Land có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Vừa mới đây, ngày 22/12, chủ đầu tư Công ty Lộc Tú và Công ty Cổ phần Tập đoàn VNGroup chính thức giới thiệu ra thị trường dự án Goldsand Hill Villa có quy mô hơn 9ha tại Mũi Né đã thu hút rất đông khách hàng tham dự. Ghi nhận tại sự kiện, đa số nhà đầu tư của dự án đến từ Vũng Tàu, Hà Nội và Tp.HCM. Nhiều nhà đầu tư mua một lúc 2-3 sản phẩm, đa số các nhà đầu tư này đều mua biệt thự biển với mục đích nghỉ dưỡng và đầu tư vận hành cho thuê.
Mức đầu tư ban đầu khoảng từ 2 tỷ đồng tại Goldsand Hill Villa được xem là quá mềm với 1 dự án dự án sở hữu tầm nhìn ngắm hoàng hôn đẹp nhất Việt Nam. Tổng giá trị của mỗi căn biệt thự biển Goldsand Hill Villa ước tính trước thuế ở mức khoảng từ 4 tỷ đồng/căn hoàn thiện. Trong khi cùng với mức giá này, khách hàng chỉ có thể đầu tư 1 căn condotel cao cấp tại Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc.
Một số đại gia phát triển bất động sản khác cũng đã có mặt tại đây như Hưng Thịnh, Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn, Toàn Thịnh Phát (Tập Đoàn TTC), Danh Khôi ... làm cho thị trường bất động sản Phan Thiết thêm sôi động.
Ngoài ra, 4 dự án lớn với tổng vốn lên đến 385 triệu USD dự kiến sẽ đổ bộ thị trường bất động sản Phan Thiết, Bình Thuận trong thời gian tới như: các dự án Khu du lịch thương mại dịch vụ cao cấp Hàm Tiến - Mũi Né trên diện tích gần 200 héc ta tại phường Hàm Tiến vốn đầu tư ước khoảng 200 triệu USD; dự án khu du lịch cao cấp Hòn Rơm - Mũi Né diện tích gần 86 héc ta tại phường Mũi Né với số vốn dự kiến 92 triệu đô la Mỹ; dự án khu du lịch Hàm Thuận Đa Mi có diện tích 330 héc ta với số vốn khoảng 42 triệu USD tại huyện Hàm Thuận Bắc và dự án khu du lịch suối nước nóng Bưng Thị vốn khoảng 50 triệu USD trên diện tích 310 héc ta, cách thành phố Phan Thiết 30 km về phía Nam.