Trong các bộ hồ sơ dự sơ tuyển được nộp thiếu vắng khá nhiều doanh nghiệp tư nhân tên tuổi trong nước từng được kỳ vọng là sẽ tạo ra đối trọng mạnh với các nhà đầu tư nước ngoài.
Sau hơn 2 tháng chào bán và nhận hồ sơ sơ tuyển, toàn bộ 8 dự án đối tác công – tư (PPP) của tuyến cao tốc Bắc - Nam đã hoàn thành việc mở thầu. Các dự án đã nhận được 60 bộ hồ sơ với tư cách độc lập và liên danh.
Trong đó gồm 16 nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, 5 nhà đầu tư Hàn Quốc, 2 nhà đầu tư Pháp và Singapore, Phillipines mỗi nơi có 1 nhà đầu tư, riêng Việt Nam nhiều nhất, con số lên tới 29 doanh nghiệp, nhưng đa số là liên danh, và liên danh với Trung Quốc dự sơ tuyển cao tốc Bắc – Nam.
Đối với việc lựa chọn nhà đầu tư, Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức thực hiện công tác lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật, trên nguyên tắc ưu tiên nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, uy tín; khuyến khích các nhà đầu tư trong nước liên danh, liên kết với nhau, với các nhà đầu tư quốc tế đủ năng lực để triển khai Dự án.
Thế nhưng, qua phương tiện truyền thông đại chúng, có thể thấy, nhà thầu Trung Quốc có vẻ đang chiếm ưu thế.
Có thể bạn quan tâm
06:06, 30/07/2019
11:00, 28/07/2019
05:00, 22/07/2019
11:00, 20/07/2019
14:43, 16/07/2019
00:03, 15/07/2019
06:50, 11/07/2019
07:15, 10/07/2019
21:06, 27/06/2019
11:00, 27/05/2019
15:57, 17/05/2019
00:23, 14/05/2019
Mới đây ông Nguyễn Danh Huy - Vụ trưởng Đối tác công – tư (Bộ GTVT) đã nói trên truyền thông. Theo đó, Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và theo quy định của tổ chức này, tất cả các nước thành viên không được phân biệt đối xử với bất kể một quốc gia nào.
"8 dự án cao tốc đầu tư theo hình thức PPP sẽ tổ chức đấu thầu quốc tế để lựa chọn các nhà thầu đảm bảo tuân thủ pháp luật Việt Nam và phù hợp thông lệ quốc tế. Do đó, việc nhiều nhà đầu tư đến từ Trung Quốc quan tâm đến dự án cao tốc Bắc Nam là điều hoàn toàn bình thường", ông Huy nêu.
Trong khi đó, đại diện một ban quản lý dự án thuộc Bộ Giao thông Vận tải cho biết, "đa số các nhà đầu tư Trung Quốc đều rất mạnh về yếu tố vốn tự có cũng như khả năng huy động vốn với lãi suất thấp (0 - 2 %)". "Dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội do tổng thầu Trung Quốc thực hiện, giữa nhà thầu và nhà đầu tư là khác nhau. Còn cao tốc Bắc Nam đang lựa chọn nhà đầu tư rồi mới lựa chọn nhà thầu; theo điều 5, Luật đấu thầu thì nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước để thực hiện dự án”- (Vnexpress 27/7/2019).
Từ những nội dung trên, có thể "dự báo" đơn vị thắng thầu có lẽ sẽ nghiêng về Trung Quốc. Vì ai cũng biết Trung Quốc mạnh về tài chính và huy động lãi suất thấp. Bộ GTVT Chọn nhà đầu tư chứ không phải nhà thầu và không được phân biệt đối xử với bất cứ nước nào.
Chúng ta có quá nhiều bài học liên quan đến nhà thầu nước ngoài, trong đó có Trung Quốc. Chúng ta còn non tay trong vấn đề quản lý các nhà thầu quốc tế, thiếu quyết đoán, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, gây bức xúc cho nhân dân.
Vậy, làm thế nào để thu hút các nhà đầu tư tốt?
Chuyên gia giao thông Đinh Trọng Thịnh cho rằng: “Đây là một bài toán khó đối với Việt Nam, một phần là do công tác quảng bá và mời chào các nhà đầu tư nước ngoài chưa được tốt. Bên cạnh đó, các gói thầu của chúng ta còn thiếu cụ thể, thiếu chi tiết, thiếu điều kiện ràng buộc, trách nhiệm cụ thể của các bên tham gia”.
Xin dẫn lại một quan điểm của người viết trong một bài viết về dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đó là “chúng ta có nhân lực chất lượng cao, chúng ta cũng có những doanh nghiệp tư nhân có vốn và tâm huyết,… Hãy nhìn lại, một doanh nghiệp Việt Nam dám bảo hành đường cao tốc 5 năm liền trong khi giới hạn của các doanh nghiệp ngoại chỉ vỏn vẹn có hai năm. Ai dám nói người Việt kém cỏi?”
Ngoài ra, như chuyên gia Đinh Trọng Thịnh nói, Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm được dự án cao tốc Bắc Nam như Tổng công ty Sông Đà, các Cienco (các tổng công ty xây dựng công trình giao thông), Tổng công ty Thăng Long, Tổng công ty Trường Sơn... Đây đều là những doanh nghiệp có đủ thiết bị, công nghệ và đặc biệt là có kinh nghiệm trong việc thực hiện các công trình lớn.
Để tạo cơ hội cho nhà thầu trong nước, “chỉ có cách duy nhất là các bộ ngành quản lý cần có cách ứng xử khéo léo để đưa ra một định chế riêng đối với các nhà đầu tư nội. Định chế này không vi phạm các điều khoản về luật đấu thầu quốc tế, trong đó có những tiêu chí mà Việt Nam có quyền được đề ra. Giả sử số điểm trúng thầu là 10 thì nhà đầu tư nội chỉ cần đáp ứng 8 điểm. Chúng ta cần tận dụng những điểm này để đưa nhà đầu tư nội vào dự án cao tốc Bắc Nam” – Chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy nói.
Dự án cao tốc Bắc – Nam không chỉ quan trọng về yếu tố cấp thiết đồng thời cũng là một dự án trọng điểm quốc gia. Không ai bắt Việt Nam phải làm ngay đường cao tốc Bắc – Nam. Có thể chậm lại vài năm để tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp. Hơn nữa, cao tốc Bắc – Nam là làm đường để thu phí chứ không phải miễn phí. Người dân mới thực sự là người trả tiền. Nếu không sử dụng được nguồn lực trong nước, chính chúng ta đang tự đặt mình vào nguy cơ sập bẫy nợ.