Dự án Luật Biên phòng Việt Nam chưa đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật?

Diendandoanhnghiep.vn Một số ý kiến cho rằng các quy định của dự thảo Luật về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới trùng lắp, chưa phân định rõ ràng với Luật Biên giới quốc gia.

Sáng 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Quốc hội nghe Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt báo cáo thẩm tra dự án Luật Biên phòng Việt Nam.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt trình bày báo cáo trước Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt trình bày báo cáo trước Quốc hội.

Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Biên phòng Việt Nam, ông Võ Trọng Việt nêu rõ, Ủy ban Quốc phòng và An ninh cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Biên phòng Việt Nam, nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về biên giới quốc gia, trong đó có Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia (sau đây gọi là Nghị quyết số 33-NQ/TW), quy định của Hiến pháp về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của Bộ đội Biên phòng nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, lý do ban hành Luật nêu trong Tờ trình chưa quán triệt đầy đủ quan điểm tại Nghị quyết số 33-NQ/TW mà mới triển khai xây dựng dự án Luật Biên phòng Việt Nam.

Vì vậy, cần tổng kết, đánh giá để kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Biên giới quốc gia, pháp luật khác có liên quan; quy định đầy đủ, cụ thể các chính sách mới và nội hàm của Luật Biên phòng Việt Nam cho phù hợp quan điểm của Đảng và yêu cầu thực tiễn.

Đây là một đạo luật mới nên cần đánh giá kỹ các nhóm chính sách được xác định trong Báo cáo đánh giá tác động để làm rõ mục đích, yêu cầu xây dựng luật; lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động, đánh giá việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có liên quan và cung cấp thêm thông tin về pháp luật, kinh nghiệm của một số nước trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia”, ông Việt nhấn mạnh.

Ông Việt cho biết, một số ý kiến cho rằng các quy định của dự thảo Luật về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới trùng lắp, chưa phân định rõ ràng với Luật Biên giới quốc gia, nên không bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tính khả thi.

Do đó, đề nghị nghiên cứu các ý kiến trên, đồng thời rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật cho phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và tính khả thi.

Về bố cục của Dự thảo Luật, một số ý kiến cho rằng, bố cục của dự thảo Luật chưa hợp lý, rõ ràng; nếu giữ tên “Luật Biên phòng Việt Nam” thì cần sắp xếp lại các chương, điều và chỉnh lý lại nội dung cho phù hợp, tránh mâu thuẫn, trùng lắp với quy định về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia tại các luật khác, nhất là Luật Biên giới quốc gia, đồng thời rà soát, chỉnh lý để bảo đảm tính logic, cân đối, thống nhất giữa các chương, điều, nội dung xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới và các lực lượng thực thi nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về nhiệm vụ biên phòng, lực lượng, biện pháp, việc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng, phân định rõ với Luật Biên giới quốc gia và các luật khác có liên quan; xây dựng một chương quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung, điều kiện, biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Có ý kiến đề nghị bổ sung các mục riêng quy định về từng lực lượng chuyên trách, nòng cốt như: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, một số đơn vị thuộc Công an nhân dân (lực lượng Cảnh sát phòng, chống ma túy, lực lượng quản lý xuất nhập cảnh,…).

Có ý kiến đề nghị bổ sung một số quy định về Bộ đội biên phòng trên cơ sở thể chế hóa đầy đủ đường lối, chính sách của Đảng, kế thừa Pháp lệnh Bộ đội biên phòng và luật hóa các quy định có liên quan đã thực hiện ổn định; bổ sung nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng; quyền được nổ súng vào tàu, thuyền trên biển, vì Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chưa quy định; quy định theo hướng viện dẫn chế độ, chính sách theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng và Luật Nghĩa vụ quân sự cho đầy đủ.

Về các ý kiến này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Võ Trọng Việt đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu các ý kiến trên, chỉnh lý cho phù hợp, bảo đảm cân đối giữa các nội dung quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới và các lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Dự thảo Luật gồm 07 chương, 33 điều quy định về nhiệm vụ biên phòng, lực lượng và phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng; hợp tác quốc tế về biên phòng, Lực lượng Bộ đội Biên phòng; Bảo đảm và chế độ, chính sách về biên phòng và Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự án Luật Biên phòng Việt Nam chưa đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711689286 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711689286 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10