Dự án Luật dành cho Đặc khu kinh tế tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các Đại biểu Quốc hội trong phiên họp Quốc hội sáng nay (23/5).
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Ngay sau kỳ họp thứ 4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với Cơ quan soạn thảo, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) để chỉnh lý dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (HCKTĐB); tổ chức một số hội nghị, hội thảo xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, đưa ra thảo luận tại Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách.
UBTVQH đã có Báo cáo số 266/BC-UBTVQH14 ngày 10/5/2018 về việc giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự án Luật gửi các vị ĐBQH. Kèm theo Báo cáo có dự thảo Luật đã được chỉnh lý gồm 6 chương, 85 điều và 6 Phụ lục, dự thảo Nghị quyết thi hành Luật và các tài liệu khác với tổng số hơn 400 trang, có nhiều biểu, bảng so sánh các số liệu (nếu tính cả dự thảo 03 đề án thành lập 03 đặc khu thì hơn 1.400 trang), các vị ĐBQH có thể truy cập trên trang e-Office của Văn phòng Quốc hội.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự án Luật được tóm tắt bao gồm 8 nội dung, cụ thể: Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, tên gọi của Luật và nguyên tắc áp dụng pháp luật; về quy hoạch đặc khu; về cơ chế, chính sách đặc biệt về đầu tư kinh doanh; về một số cơ chế, chính sách đặc biệt liên quan tới đất đai; về ngân sách và ưu đãi về thuế; về các cơ chế, chính sách đặc biệt khác; về tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước tại đặc khu; về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và vấn đề chuyển tiếp, triển khai thi hành Luật.
Để tạo cơ sở triển khai đồng bộ, tích cực công tác chuẩn bị tổ chức thi hành Luật, bảo đảm Luật sớm đi vào cuộc sống sau khi có hiệu lực (dự kiến từ ngày 01 tháng 01 năm 2019), UBTVQH đã chỉ đạo xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Luật, trong đó, quy định đầy đủ, toàn diện các nội dung về chuyển tiếp, tổ chức triển khai thi hành Luật và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan. Dự thảo Nghị quyết đã được Chính phủ, các cơ quan và địa phương hữu quan thống nhất trình Quốc hội.
Có thể bạn quan tâm
09:46, 23/05/2018
08:38, 23/05/2018
05:25, 23/05/2018
05:00, 23/05/2018
06:30, 22/05/2018
14:21, 21/05/2018
Theo Đại biểu Võ thị Như Hoa cần có sự đánh giá kỹ lưỡng về thông tin nhà đầu tư trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để có cơ sở cấp giấy chứng nhận đăng ký cho nhà đầu tư. Giả sử nếu không có thông tin về nhà đầu tư thì làm sao có đủ cơ sở để thẩm định năng lực điều kiện tư cách pháp lý để thực hiện dự án đầu tư? Không đánh giá mục tiêu qui mô địa điểm, tiến độ thực hiện dự án thì làm sao biết được mục tiêu dự án có phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của đặc khu? Hoặc nếu không đánh giá về công nghệ thì làm sao biết được công nghệ đó lạc hậu hay tiên tiến, có hạn chế chuyển giao hay không?
Một khi đã cấp giấy chứng nhận đầu tư thì nhà đầu tư có quyền thực hiện dự án đầu tư theo nội dung giấy chứng nhận đã thể hiện, khi đó nếu thực hiện dự án không đúng quy định như định hướng của đặc khu đưa ra sẽ để lại những hệ lụy cho xã hội, và khi đó sẽ bị xử lý như thế nào? “Chính vì vậy với những trường hợp này, như thông tin về nhà đầu tư là cần thiết phải đánh giá”, ĐB Hoa nói thêm.
Cũng theo bà Hoa, việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo tiềm lực to lớn với sự phát triển của đặc khu. Do đó cần có các cơ chế ưu đãi nhất định với nhà đầu tư này. Tuy nhiên, việc trao cho nhà đầu tư quyền lợi nào đó cũng cần cân nhắc kỹ để đảm bảo quyền lợi tối ưu cho nhà đầu tư chiến lược nhưng cũng không để ảnh hướng đến định hướng phát triển của chính quyền.
Liên quan đến dự án Luật này, ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cho rằng, việc quy định thuế tiêu thụ đặc biệt là chưa phù hợp. Hiện tại, các dự án Casino tại các đặc khu đươc áp dụng điều kiện về quy mô đầu tư tối thiểu là 45 ngàn tỷ đồng và không quy định thời hạn giải ngân vốn thực hiện đề án.
Việc đề xuất thuế ưu đãi thuế thu nhập đặc biệt với các dự án đã được Chính phủ và các bộ, ngành trung ương tính toán, cân nhắc thận trọng, có khống chế thời gian 10 năm, sau đó áp dụng theo quy định hiện hành của Luật thuế tiêu thụ đăc biệt 15% thì sẽ không tạo được sự khác biệt, cạnh tranh.
“Với các dự án tương tự đang triển khai ở các nước khác trong khu vực, do có chính sách ưu đãi và cơ sở hạ tầng tốt nên sẽ tác động rất lớn tới tính khả thi trong xây dựng đề án đầu tư, có động lưc của đặc khu”, đại biểu Phúc phân tích.
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc đề xuất, cần điều chỉnh mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt với Casino, các dịch vụ kinh doanh đặt cược… là 10% trong thời hạn 10 năm kể từ khi có doanh thu. Hết thời hạn này, các dịch vụ này được áp dụng mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt theo luật thuế tiêu thụ đặc biệt.