Dự án metro Nhổn – ga Hà Nội, ngoài tăng thêm kinh phí, dự án vừa được đề xuất lui tiến độ hoàn thành thêm 7 năm.
Dự án Metro Nhổn – ga Hà Nội được thành phố Hà Nội (đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội - MRB) khởi công tháng 9/2010. Tại thời điểm khởi công, dự án có tiến độ hoàn thành năm 2016 với tổng mức đầu tư khoảng 18.408 tỷ đổng; sau các lần điều chỉnh tổng mức đầu tư vào các 2016, 2017 và 2018, dự án có tổng mức đầu tư tăng lên trên 30.000 tỷ đồng (khoảng 50%).
Đến nay, theo văn bản vừa được MRB kiến nghị thành phố báo cáo Thủ tướng, tổng mức đầu tư của dự án là 34.532 và thời gian hoàn thành là năm 2029, chậm thêm 7 năm so với thời điểm hiện tại.
Phó trưởng Ban MRB Lê Trung Hiếu thông tin: “Dù không ngừng nỗ lực nhưng dự án vẫn gặp phải những khó khăn, vướng mắc, dấn đến 9/10 gói thầu cần phải ký kết các phụ lục gia hạn thời gian thi công; bổ sung các chi phí đầu tư, do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng. Tổng mức đầu tư cho dự án cần được điều chỉnh phù hợp thực tế là 34.532 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 4.905,24 tỷ đồng so với mức đầu tư trước đó”.
Về nguyên nhân tăng vốn, MRB thông tin, do biến động khách quan của tỷ giá quy đổi (từ Euro sang VND) trong quá trình thanh toán khối lượng thực hiện dự án; do điều chỉnh thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật; bổ sung các phần việc còn thiếu do không lường trước được bởi đây là dự án có quy mô lớn, phức tạp, lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam…
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia thì chuyện không đơn giản là vấn đề nghe giải trình lý do. Điều này chỉ đúng một phần thôi. Tuy đường sắt đô thị lần đầu chúng ta triển khai, nhưng thực ra trên thế giới người ta triển khai lâu rồi. Mình cũng đã đi học tập, thậm chí mời các chuyên gia trong và ngoài nước về tham khảo mới lập dự án. Như vậy, không thể đổ lỗi được!
Theo nhiều chuyên gia, dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đội vốn, chậm tiến độ nhiều năm, nguyên nhân đầu tiên do năng lực của MRB không đáp ứng được yêu cầu.
Chuyên gia giao thông - TS Nguyễn Hữu Đức cho rằng, ngay từ bước xây dựng báo cáo tiền khả thi, khả thi, MRB đã không thể hiện được vai trò quản lý dự án, chỉ làm nhiệm vụ “kính chuyển” theo báo cáo của tư vấn.
“MRB thiếu chuyên gia kỹ thuật tầm cỡ để đánh giá được các yếu tố của dự án, thay vì tư vấn báo cáo sao nghe vậy. Chẳng hạn, trong hồ sơ dự án có thiết bị cũ họ không dùng hết nên đưa vào dự án ở ta, cả dự án ở Hà Nội và TPHCM đều bị thế, nhưng ban quản lý dự án không phát hiện. Khi phát hiện ra thì hợp đồng đã ký, lỗi do mình nên phải chịu”, ông Đức nói.
Thực tế, dự án Nhổn – Ga Hà Nội là một trong 5 dự án đường sắt đô thị gồm: Tuyến số 3 Nhổn – Ga Hà Nội; Tuyến số 2A Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông; Tuyến số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi (Hà Nội); tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương; tuyến số1 Bến Thành – Suối Tiên (TP Hồ Chí Minh)). Hầu hết các dự án này đều đội vốn.
Các dự án đã nhận được sự quan tâm lớn của dư luận, được những người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như lãnh đạo địa phương – với tư cách là chủ đầu tư cũng luôn nhắc nhở, đôn đốc về tiến độ.
Chẳng hạn, chỉ riêng Dự án Nhổn – Ga Hà Nội, Còn nhớ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã trực tiếp kiểm tra đốc thúc, công trường và việc thực hiện Dự án. Ông Đinh Tiến Dũng nói: “Việc bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án không chỉ là mong muốn, kỳ vọng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân Hà Nội mà còn là uy tín của các nhà thầu vốn đã có thương hiệu”.
Có thể thấy, Dự án Nhổn - Ga Hà Nội chậm tiến độ và đội vốn nhiều lần gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế - xã hội. Bởi vì, tiền của chúng ta đang đầu tư vào kết cấu hạ tầng là đi vay nhiều, vay trong nước, vay nước ngoài. Nhẽ ra công trình mà làm nhanh thì chúng ta coi như sử dụng hiệu quả đồng vốn đó, phát huy ngay được giá trị.
Không những thiệt hại về mặt kinh tế mà còn tổn hại về mặt sức khoẻ, tinh thần, ô nhiễm môi trường… Tức là, hệ luỵ xã hội từ các dự án chậm tiến độ là khủng khiếp mà chưa có một tính toán nào tính chi tiết được những thiệt hại người dân phải gánh chịu…v..v.
Có lẽ, đây là tình trạng chung xảy ra hầu hết ở các dự án đầu tư công. Khi lập hồ sơ ban đầu thì rất nhanh, nhưng quá trình tổ chức triển khai rất chậm, đội vốn. Kết quả chất lượng dự án lại thường không đạt yêu cầu. Dự án có quy mô càng lớn thì tiến độ càng chậm, đối vốn càng nhiều. Vấn đề diễn ra nhiều năm chưa có hồi kết.
Có điều, tới nay chưa có ai bị xử lý trách nhiệm, chỉ dừng ở mức nhắc nhở. Rất ít trường hợp bị cách chức, trừ khi liên quan đến hình sự. Còn lại việc thiếu trách nhiệm gây lãng phí thất thoát… chung chung, chưa xử lý nghiêm. Cũng vì chưa nghiêm nên tình trạng để các công trình chậm tiến độ, đội vốn vẫn cứ xảy ra.
Thành thử, Dự án Nhổn - Ga Hà Nội từng được kỳ vọng bao nhiêu thì đến nay nhân dân càng giảm niềm tin bấy nhiêu!
Có thể bạn quan tâm
14:27, 13/10/2020
05:04, 04/06/2020
13:46, 05/05/2020
00:00, 17/12/2019
01:04, 29/08/2019
15:58, 03/04/2019
01:44, 07/05/2018
01:00, 22/04/2018