Dự án Năm Sao Đại Lãnh độc chiếm bãi biển (KỲ III): Chủ đầu tư phớt lờ quy định

Diendandoanhnghiep.vn Dự án Năm Sao Đại Lãnh không những xây dựng nhiều công trình không phép, sai phép mà theo các chuyên gia dự án còn phớt lờ Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo đã có hiệu lực.

Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong yêu cầu chủ đầu tư thanh thải toàn bộ khu vực đá khan được xây dựng trái phép để trả lại cảnh quan cho bãi biển Đại Lãnh

Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong yêu cầu chủ đầu tư thanh thải toàn bộ khu vực đá khan được xây dựng trái phép để trả lại cảnh quan cho bãi biển Đại Lãnh

Cấp giấy phép xây dựng sai Luật?

Để bảo đảm mục đích phát triển bền vững, ngày 8/7/2015, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 10/2015/L-CTN, công bố Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, riêng quy định tại Khoản 1 Điều 79 được áp dụng từ thời điểm 8/7/2015.

Khoản 1 Điều 79 đã quy định, kể từ ngày 8/5/2015 phải giữ nguyên hiện trạng, không được phép đầu tư, xây dựng mới công trình trong phạm vi 100m tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo.  

Tuy nhiên, Dự án Khu du lịch và nghỉ dưỡng Năm Sao Đại Lãnh được Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa cấp phép xây dựng ngày 25/8/2017 cho phép dự án thi công giai đoạn 1 với nhiều hạng mục Villa, nhà hàng, hồ bơi… ngay sát trên bãi biển. Tức là giấy phép được cấp sau khi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có hiệu lực gần 2 năm.

Theo lãnh đạo Hội Kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa, khoản 1 Điều 79 của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã quy định rõ như vậy mà họ lại cấp phép cho xây dựng trên bãi biển như vậy là sai.

Không những vậy, theo lãnh đạo Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa, bãi biển là của cộng đồng, mọi người đều được hưởng lợi, dự án không thể xây dựng chiếm hết bãi biển như hiện nay được. Nó không những phá hoại bãi biển, làm mất cảnh quan mà còn hạn chế quyền tiếp cận bãi biển để vui chơi giải trí của người dân và du khách.

Đơn vị cấp phép nói gì?

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Quốc Hồng - Trưởng phòng quản lý quy hoạch xây dựng (thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong) cho biết: Theo quyết định phê duyệt quy hoạch của dự án và xác định ranh giới, trước mắt nhà đầu tư xin xây dựng ở khu vực phía nam của dự án và họ đã xây dựng các hạng mục Villa, nhà hàng, hồ bơi.

Tuy nhiên, với một cái máy múc nằm án binh bất động như thế này thì bao giờ bãi biển Đại Lãnh mới được trợ lại như trước.

Chiếc máy múc dùng để thanh thải toàn bộ khu vực đá khan mà chủ đầu tư xây dựng trái phép đang nằm án binh bất động

Sau cơn bão số 12 năm ngoái (2017) Ban quản lý đi kiểm tra thì phát hiện chủ đầu tư đã xây dựng bờ kè đá (xếp khan để ngăn chặn sóng), nhưng hạng mục này không có giấy phép nên hiện nay ban quản lý đang yêu cầu chủ đầu tư thanh thải toàn bộ kè này để trả lại bãi biển như hiện trạng ban đầu.

Khi phóng viên hỏi tại sao Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong lại cấp phép xây dựng cho dự án ngay trên bãi biển mà không tính khoảng cách theo khoản 1 Điều 79 của Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo?

 Bãi biển Đại Lãnh đẹp và thơ mộng (ảnh được chụp năm 2016)

Bãi biển Đại Lãnh đẹp và thơ mộng (ảnh được chụp năm 2016)

Ông Hồng cho biết: Hiện tại đường mép nước chưa xác định được và việc tính mép nước trung bình hàng năm theo Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo là chưa làm và hầu như chưa có tỉnh nào làm (trong đó tỉnh Khánh Hòa cũng chưa có). Thứ hai, đối tượng áp dụng của Luật này là khi chưa có quyết định chủ trương phê duyệt quy hoạch, tức là dự án có trước khi Luật ra đời, còn phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chỉ là điều chỉnh cơ cấu trong nội bộ dự án vì trước đó đã có chủ trương đầu tư.

“Vừa rồi, Ban quản lý có tham gia ý kiến trong đề xuất các khu vực bảo vệ biển đảo. Khu vực được bảo tồn phải có 3 tiêu chí: Thứ nhất là chống xói lở; thứ hai là bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái; thứ ba là quyền tiếp cận của người dân đối với biển. Dự án này không đảm bảo ba yếu tố trên" - ông Hồng cho biết.

Trên thực tế, ông Hồng xác nhận bờ kè của dự án đã phá vỡ cảnh quan của bãi biển. Ngoài ra, dự án đã bít lối đi dân sinh và hạn chế quyền tiếp cận bãi biển của người dân và du khách.

Với những sai phạm của dự án, theo ông Hồng có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Khách quan là do trong quá trình giao đất, mực nước lúc cao lúc thấp nên mốc của dự án lúc trên cạn, lúc ở dưới nước gây khó khăn cho việc quản lý. Tuy nhiên cũng nhìn nhận về mặt chủ quan là do các Sở, Ban ngành (trong đó có Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong cũng chưa bám sát thực tế, chưa đánh giá hết tác động của môi trường. “Tuy nhiên những cái chủ quan này sẽ được khắc phục vì nó không quá nặng nề” - ông Hồng khẳng định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự án Năm Sao Đại Lãnh độc chiếm bãi biển (KỲ III): Chủ đầu tư phớt lờ quy định tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714897796 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714897796 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10