Triển khai dự án sân bay Long Thành: Vừa mừng vừa lo!

Diendandoanhnghiep.vn Dự án sân bay Long Thành phải là động lực cho Việt Nam “cất cánh” bay cao, nhưng nếu làm không tốt sẽ lại đè nặng lên “đôi cánh” phát triển của đất nước, như một số dự án đang nằm “đắp chiếu”.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP HCM) trao đổi tại phiên thảo luận về Báo cáo nghiên cứu khả thi về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, sáng 12/11.

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP HCM)

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP HCM).

Sân bay Long Thành là dự án hạ tầng giao thông gồm 4 yếu tố: kinh tế, xã hội, kỹ thuật và công nghệ. Bốn yếu tố này có ý nghĩa an toàn kinh tế cũng như an ninh quốc phòng của đất nước cho đến hết thế kỷ này.

Vì vậy, theo ông Nghĩa, dự án này phải bảo đảm gia tăng vốn theo những tiêu chí sau. Thứ nhất, tăng hiệu quả kinh tế. Thứ hai, tăng hiệu quả xã hội. Thứ ba, tăng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật. Thứ tư, tăng trình độ công nghệ. “Dự án này phải là phần thưởng quý báu cho thế hệ mai sau chứ không thể “bỏ thì thương, vương thì tội” đè lên vai thế hệ cháu con”, ông Nghĩa thẳng thắn.

"Phần thưởng" cho thế hệ mai sau

Ông Nghĩa tán thành việc giao dự án sân bay Long Thành cho các nhà đầu tư trong nước. Còn về vốn chắc chắn phải sử dụng cả hai nguồn, đó là tư nhân và đầu tư công. Nguồn vốn đầu tư công bao gồm vốn tự có, vốn ngân sách, vốn vay trong nước và nước ngoài. Cần có một chủ trương chính sách cụ thể, chặt chẽ về huy động và quản lý các nguồn vốn đối với dự án này.

Nếu cần tăng nợ công thì cũng phải làm, vì nợ công đối với mọi quốc gia không phải là điều đáng lo ngại, mà là vấn đề hiệu quả. Nhà nước nắm giữ bao nhiêu vốn, lời lỗ, phân bổ, điều tiết ra sao… phải được kiểm soát chặt chẽ. Bởi có những hạng mục có thể bị thua lỗ, nhưng cũng có những hạng mục thì có lãi. 

Khi có chủ trương hợp lý, minh bạch, ông Nghĩa tin tưởng có thể huy động được một lượng vốn nhàn rỗi của người dân từ trong nước đến việt kiều. “Khó vạn lần dân liệu cũng xong” là bài học lớn của nước ta qua mọi thời kỳ lịch sử. Ông Nghĩa nhấn mạnh có một số nguyên tắc nhất thiết phải bảo đảm.

Một là, pháp luật phải nghiêm minh, đặc biệt là không tham nhũng, lãng phí, không bị các nhóm lợi ích và sân sau chi phối. 

Hai là, chất lượng cao, đuổi kịp và đón đầu thế giới. Dự án này sử dụng cho 30 năm sau thì công nghệ phải ra sao để không lạc hậu. Dự án phải có hiệu quả cao vì đây là sân bay trung chuyển trong khu vực. Phải cạnh tranh rất mạnh với các sân bay khác trong khu vực, nếu không sẽ “lỗ nặng”.

Ba là, tiến hành triển khai nhanh nhưng không thể xóa bỏ cạnh tranh lành mạnh. Việc khuyến khích các nhà đầu tư trong nước cũng không loại trừ những thứ sẽ phải đi thuê, mua từ nước ngoài, từ công nghệ, lực lượng thi công hoặc tư vấn giám sát của nước ngoài… Các nguyên tắc này theo ông Nghĩa cũng nên áp dụng cho cả dự án đường cao tốc Bắc – Nam, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Bốn là, Chính phủ nên tiếp tục tham khảo, nghiên cứu kỹ ý kiến các chuyên gia trong nước và nước ngoài, chuyên gia độc lập chứ không phải là những chuyên gia hưởng lợi từ dự án.

Lắng nghe ý kiến chuyên gia

Nói ra điều này vì ông Nghĩa nhận được thông tin cụ thể của một số chuyên gia. Cụ thể, diện tích sân bay Long Thành so với số lượng hành khách dự kiến theo họ là quá lớn, suất đầu tư quá cao.

Ông Nghĩa đưa ra một số thông tin từ các chuyên gia cung cấp các hãng hàng không có năng suất lớn, diện tích nhỏ. Ví dụ, sân bay  quốc tế Sydney (Kingsford Smith) của Australia có diện tích 900 ha, năng suất thiết kế 74 triệu hành khách đến 2053.

Sân bay London Heathrow của Anh có diện tích 1.257ha, công suất thiết kế 80 triệu hành khách; Sân bay Changi của Singapore có diện tích 1.300ha, công suất thiết kế 85 triệu hành khách; Sân bay Bắc Kinh của Trung Quốc có diện tích 1.480ha, công suất thiết kế 82 triệu hành khách; Sân bay  Barcelona của Tây Ban Nha có diện tích 1.533ha, công suất thiết kế 70 triệu hành khách….

Về suất đầu tư, sân bay Quốc tế Suvarnabhum của Thái Lan có tổng đầu tư 5 tỷ USD năm 2006 cho 100 triệu hành khách/năm, bình quân 50 triệu USD/1 triệu hành khách…

“Đây là con số tham khảo, giá có thể tăng do biến động từ nền kinh tế, nhưng nhất thiết phải bảo đảm hiệu quả. Do đó, nghiên cứu ý kiến từ các chuyên gia là rất cần thiết”, ông Nghĩa kiến nghị.

Ông Nghĩa yêu cầu làm rõ thẩm quyền Chính phủ và Quốc hội khóa XIII khi ban hành Nghị quyết 94. Hiện nay chưa có tài liệu cụ thể của Hội đồng thẩm định như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế thì sẽ không đủ cơ sở để Quốc hội thảo luận sâu và biểu quyết. Việc đại diện cử tri tham gia đóng góp ý kiến là cần thiết.

Xét tầm quan trọng của dự án này, ông Nghĩa đề xuất có nên để Chính phủ chuẩn bị kỹ hơn, Quốc hội tham khảo rộng rãi hơn trong nhân dân và sẽ có kỳ họp bất thường, ví dụ họp trong 2 ngày vào đầu năm mới để quyết định các nội dung cụ thể trong chủ trương đầu tư quan trọng và dài hạn này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Triển khai dự án sân bay Long Thành: Vừa mừng vừa lo! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711636002 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711636002 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10