Đầu tiên là… rất nhiều tiền và sau đó phải tốt nghiệp khóa đào tạo sống không trọng lực theo giáo trình của NASA.
Rất nhiều tiền bởi vì một vé du lịch vào vũ trụ hiện đang có giá gần 3 triệu USD. Tiếp theo, các du khách triệu phú này phải vượt qua được khóa huấn luyện sống sót trên không gian do các công ty du lịch vũ trụ tổ chức dựa trên tài liệu của NASA.
Không còn là chuyện viễn tưởng, một số công ty tư nhân như Virgin Galactic của Richard Branson hay Blue Origin của Jeff Bezos đang chuẩn bị khai trương các chuyến bay thương mại đưa khách du lịch vào vũ trụ. Bắt đầu cất cánh vào khoảng năm 2022.
Tuy nhiên để làm được điều này, trước hết các hãng bay phải đảm bảo vấn đề thể lực của du khách. Vì việc bay vào vùng không trọng lực, cũng như các chuyến bay kéo dài cho thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể của họ.
Với hy vọng và mục đích bán được các chuyến du lịch này, Virgin Galactic và Richard Branson đã thiết kế chương trình đào tạo nghiêm ngặt cho những du khách dựa trên tài liệu từ NASA. Mục đích là để giảm thiểu những triệu chứng như teo cơ và loãng xương - những tác hại có thể xảy ra đối với cơ thể người khi bay ra ngoài không gian mà khoa học đã chỉ ra.
Theo thông tin, chuyến bay trên tàu vũ trụ của Virgin Galactic sẽ đưa du khách tham quan 6 phút ngoài không gian, trong khi chuyến bay của Blue Origin kéo dài 11 phút. Thời gian này không đủ dài để dẫn đến những tình trạng teo cơ hay loãng xương. Tuy nhiên 2 công ty này vẫn yêu cầu du khách tham gia khóa huấn luyện trước khi bay.
Người phát ngôn của Blue Origin cho biết: “Trước khi bay thì du khách cần tham gia vài ngày huấn luyện. Huấn luyện bao gồm một số phần như quy trình ra vào buồng lái, mô phỏng nhiệm vụ và kỹ thuật di chuyển trong môi trường không trọng lực.
Glenn King, Giám đốc Huấn luyện bay không gian cho biết Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Hàng không vũ trụ Quốc gia đã “huấn luyện gần 400 hành khách tương tai của Virgin Galactic. Khóa huấn luyện kéo dài 2 ngày, sử dụng máy ly tâm để mô phỏng lực hấp dẫn.”
Sirisha Bandla, Phó chủ nhiệm Vấn đề Chính phủ của Virgin Galactic, chia sẻ: “Buổi huấn luyện sẽ nói về hệ thống an toàn, làm thế nào để thắt dây an toàn hoặc ra khỏi ghế ngồi. Đồng thời đây cũng là buổi chuẩn bị tâm lý cho du khách trước khi đưa họ vào môi trường vi trọng lực, để họ tận hưởng cảnh tượng bên ngoài cửa sổ khi bay.”
Ngoài Virgin Galactic và Blue Origin, công ty SpaceX của Elon Musks cũng dự kiến đưa 4 người bình thường (không phải phi hành gia) du hành vũ trụ bằng tàu Dragon Crew vào cuối năm nay. Chuyến bay dự kiến sẽ kéo dài 3 ngày.
Không dừng lại ở việc khai thác các chuyến du lịch vũ trụ, Blue Origin thậm chí còn có kế hoạch đưa con người lên vũ trụ sống. Các khu định cư sẽ đặt trong những khối hình trụ quay tròn, tái tạo lực hấp dẫn, quay quanh Trái Đất và duy trì sự sống của con người. Kế hoạch này đi theo đường lối của một nghiên cứu cho rằng lực hấp dẫn nhân tạo có thể ngăn chặn sự phân hủy của khối lượng cơ và sự teo cơ xảy ra trong không gian vũ trụ.
Với sự chuẩn bị rầm rộ, những buổi huấn luyện và hàng loạt nghiên cứu liên quan, ai cũng ngầm hiểu rằng những chuyến du lịch không gian này sẽ không hề rẻ tí nào.
Giá vé của Blue Origin rơi vào khoảng 2,8 triệu USD cho một chỗ ngồi trên tài New Shepard. Giá vé thậm chí sẽ cao hơn nữa khi ngày 12/6 có một buổi đấu giá trực tuyến. Còn SpaceX không tiết lộ mức giá mà hành khách đầu tiên của họ (một người Nhật tên Yusaku Maezawa) phải trả cho chuyến du hành mặt trăng.
Nếu những dự án này thành công, đây sẽ là một bước tiến mới trong ngành hàng không vũ trụ của nhân loại. Hãy chờ đón một tương lai đi ra ngoài vũ trụ đơn giản như làm một chuyến du lịch.
Có thể bạn quan tâm