Nhiều người nông dân ở Tây Nguyên đã tận dụng đất trồng hoa làm du lịch tạo nên những điểm nhấn hấp dẫn giữa ngày xuân.
>>Đánh thức tiềm năng du lịch cộng đồng
Cách trung tâm thành phố Pleiku không xa, Mai Châu Garden ở xã Biển Hồ được anh Lê Văn Ngọc hình thành và xây dựng từ nhiều năm qua. Đặc biệt mỗi năm khi mùa xuân về, anh Ngọc sẽ định hướng Mai Châu Garden làm những luống hoa, vườn hoa kết hợp với mô hình nông trại tạo nên sự hấp dẫn cho du khách. Năm nay để thuận tiện, gia đình anh Lê Văn Ngọc còn làm con đường bê tông dài dọc theo nông trại để thuận tiện cho du khách đi du xuân mùa Tết Nguyên Đán 2024.
Chị Nguyễn Thị Hoan – trú tại Pleiku cho biết “Tôi đã biết Mai Châu Garden nhiều năm nay, nhưng chưa một lần đến. Năm nay khi chuyển công việc mới tôi mới có thời gian đến đây. Các loài hoa ở đây được bố trí trồng bài bản, nở hoa vụ, làm cả nông trại chìm đắm quyến rũ. Đến đây không chỉ giúp du khách quên đi một năm vất vả mà còn đủ hạnh phúc chuẩn bị năng lượng cho một năm mới.”
Lâm Đồng đã có một nền tảng vững chắc về du lịch. Xu hướng nông dân làm du lịch đã ghi nhận phát triển ở thành phố Pleiku, thành phố Kon Tum, Thành phố Buôn Ma Thuột và thành phố Gia Nghĩa. Tuỳ theo diện tích, vị trí, người nông dân sẽ thiết kế vườn hoặc nông trang của mình phù hợp với sở thích của du khách.
Đến nay, ghi nhận tại các vườn hoa dọc sông Đăk Bla thành phố Kon Tum đang trở thành điểm hút khách du lịch trước, trong và sau Tết Nguyên Đán. Vé vào cổng bao gồm cả nước sẽ là từ 20.000 đến 50.000 cho một du khách muốn vào tham quan chụp hình.
Trong khi đó, anh Vũ Sấn ở tỉnh Đắk Lắk cho biết “năm nay gia đình có 2 vườn hoa. Vườn hoa thứ nhất ở Elang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, vườn hoa thứ 2 ở thôn 16 xã Cư Kbang, huyện Ea Sup tỉnh Đắk Lắk. Các vườn hoa này chủ yếu phục vụ người dân trong huyện và du khách ở các huyện lân cận tới chơi, tham quan và chụp hình.”
>>"Hút" khách du lịch cho Quảng Nam
Hiện nay, nhân dịp đầu năm mới người dân các tỉnh Tây Nguyên có xu hướng đi du lịch trong tỉnh hoặc các tỉnh lân cận nhiều hơn. Điều này cũng đã thúc đẩy người nông dân nhanh nhạy nắm bắt xu hướng mở ra những nông trại hoa vừa phục vụ du khách vừa có doanh thu từ vé tham quan chụp hình.
Ngoài ra, một số trang trại hoa còn phục vụ thêm các món ăn, nước uống, giúp cho xu hướng du lịch canh nông càng trở nên rõ nét hơn. Với diện tích đất nông nghiệp rộng và gắn liền với nông nghiệp, Tây Nguyên đang định hình phát triển du lịch canh nông. Và xem đó là xu hướng phát triển tất yếu của ngành du lịch hiện nay, vừa góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đồng thời cũng là giải pháp hữu ích nhằm phát triển du lịch bền vững.
Tiến sĩ Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhận xét “Du lịch canh nông là loại hình du lịch mang tinh trải nghiệm sản xuất, chế biến, thưởng thức nông sản, giải trí, chiêm ngưỡng cảnh quan, trao đổi tri thức văn hóa, giáo dục và khoa học. Đồng thời diễn ra hoạt động giao thương nông sản để khai thác giá trị tổng hợp từ sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho tổ chức và cá nhân từ các hoạt động nông nghiệp."
Từng mô hình, từng nông trang đang có những cách làm du lịch rất riêng và tạo ra những địa điểm checkin hấp dẫn. Đồng thời, góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch cho vùng, địa phương theo từng mùa, từng năm.
Có thể bạn quan tâm