Dự luật Cư trú: Đề xuất "đi vắng 12 tháng" bị xoá hộ khẩu tạo tiêu cực, nhũng nhiễu

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều chuyên gia khẳng định đề xuất rời địa phương 12 tháng không báo sẽ xóa hộ khẩu là chưa phù hợp và tạo điều kiện cho tiêu cực, nhũng nhiễu.

Hôm nay (16/6), Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ Dự thảo Luật Cư trú sửa đổi. Tại Dự thảo Luật Cư trú đang được đưa ra lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất ai vắng mặt tại địa phương 12 tháng liên tục và không khai báo với cơ quan quản lý sẽ bị xoá tên trong hộ khẩu.

Dự thảo cũng bổ sung nhiều trường hợp phải xoá đăng ký thường trú (xoá hộ khẩu) như: công dân chết, bị tòa án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết; người ra nước ngoài để định cư hoặc có thời gian xuất cảnh ra từ trên 12 tháng liên tục mà không khai báo cho cơ quan quản lý cư trú nơi đăng ký thường trú; người bị phạt tù có thời hạn từ 12 tháng trở lên, tù chung thân, tử hình.

Bộ Công an đề xuất ai vắng mặt tại địa phương 12 tháng liên tục và không khai báo với cơ quan quản lý sẽ bị xoá tên trong hộ khẩu.

Bộ Công an đề xuất ai vắng mặt tại địa phương 12 tháng liên tục và không khai báo với cơ quan quản lý sẽ bị xoá tên trong hộ khẩu.

Thêm nhiêu khê, phiền hà

Luật sư Bùi Đình Ứng, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng cần phải cân nhắc rất kỹ về đề xuất này.

Đối với những trường hợp như đi tù, đi học ở nước ngoài... khi quay lại nơi thường trú cũ thì quy định sẽ được nhập lại khẩu vì có giấy tờ nên dễ dàng hơn. Nhưng ví dụ, trường hợp từ Bắc vào miền Nam thăm người nhà rồi xin việc... làm được 1 năm lại mất việc và quay về địa phương thì mất khẩu, nếu muốn nhập lại khẩu khá phức tạp.

Theo như dự thảo quy định thì những trường hợp tương tự, khi quay về địa phương sẽ được nhập lại khẩu, tuy nhiên, trên thực tế thì không hề đơn giản, chắc chắn sẽ nhiêu khê. Thậm chí trong một số trường hợp còn tạo điều kiện cho tiêu cực, nhũng nhiễu”, ông Ứng lấy ví dụ.

Theo quan điểm của ông Ứng, cơ quan đề xuất cần phải lý giải mục đích của việc xoá khẩu này là gì? Nếu vì ý thức người dân khi đi khỏi địa phương không khai báo tạm vắng và khi đến nơi mới không khai báo tạm trú… thì xử phạt hành chính là đủ. Và thực tế, hành vi này đã bị xử phạt hành chính theo quy định rồi.

Luật sư Ứng cho rằng phải làm rõ cơ sở khoa học của việc xoá hộ khẩu thường trú là gì thì mới quy định xoá? Còn vì mục đích quản lý để đảm bảo an ninh trật tự thì đã có quy định đăng ký tạm trú, tạm vắng rồi; nếu xoá khẩu lại càng gây phức tạp cho việc quản lý, đảm bảo an ninh trật tự.

Đồng quan điểm, Luật sư Lương Văn Chương, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định dù đã có nhiều sửa đổi nhưng Dự thảo Luật Cư trú nếu đi vào thực hiện sẽ gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý lẫn người dân.

Xóa đăng ký thường trú đối với các đối tượng trên có thể gây nhiều khó khăn, phiền hà cho người dân ngay cả trong những việc bình thường nhất (ví dụ như: thừa kế, sang nhượng tài sản, khám chữa bệnh, học hành, …). Bởi vậy, các nhà quản lý trước khi ban hành quy định nên dự liệu hết các tình huống cho phù hợp với thực tế để vừa thuận tiện trong quản lý, vừa không ảnh hưởng đến lợi ích của người dân, trong đó lợi ích người dân phải được đặt lên hàng đầu”, ông Chương nhấn mạnh.

Về phía cán bộ quản lý địa phương, ông Chương cho rằng quy định này nếu được ban hành cũng gây ra phức tạp cho công tác quản lý.

Riêng việc xóa bỏ hộ khẩu đã phải thực hiện nhiều thủ tục khác nhau, rồi đến khi họ muốn nhập hộ khẩu trở lại cũng phải trải qua các bước như khai phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; Giấy chuyển hộ khẩu; Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp… Trong khi trên thực tế công tác quản lý nhân khẩu đã có quy định về đăng ký tạm trú, tạm vắng”, ông Chương nhấn mạnh.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú thế nào?

Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú của người dân, luật sư Chương cho rằng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đổi mới phương thức, hình thức tuyên truyền vận động hướng dẫn nhân dân chấp hành tốt các quy định về đăng ký, quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng.

Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, nắm tình hình về nhân khẩu trên địa bàn được phân công. Để thực hiện hiệu quả, cần phải có sự phối hợp với nhau giữa các tổ chức các ban ngành. Hơn nữa phải đề ra những phương pháp kiểm tra để thay đổi liên tục đảm bảo khách quan và chính xác như là kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo, …

Ông Chương cho rằng, nhờ biện pháp này, cơ quan công an mới có thể nhìn nhận ra những vấn đề thiếu sót để cải thiện hoặc phát hiện những đối tượng tạm trú không khai báo để xử lý theo quy định của pháp luật hoặc phục vụ điều tra. Nếu lực lượng này thường xuyên xuống địa bàn nắm bắt tình hình sẽ quản lý tốt hơn thay vì đưa ra các quy định ràng buộc, gây khó khăn cho người dân.

Cùng với đó, đối với người cố tình vi phạm phải xử phạt nghiêm minh, tránh hiện tượng “nhờn” luật.

“Đồng thời, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần áp dụng khoa học công nghệ, liên thông, nối mạng trong toàn bộ hệ thống. Cụ thể, là cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, thủ tục đơn giản, nhanh gọn và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú, tránh đi lại nhiều lần gây phiền hà cho công dân. Có kế hoạch đầu tư, sử dụng công nghệ thông tin vào quy trình quản lý để xây dựng hệ thống dữ liệu về cư trú cấp cơ sở”, ông Chương nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dự luật Cư trú: Đề xuất "đi vắng 12 tháng" bị xoá hộ khẩu tạo tiêu cực, nhũng nhiễu tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713879913 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713879913 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10