Dự Luật Giám định tư pháp (sửa đổi): Gia hạn thời gian giám định không lệ thuộc thời gian xét xử

Thy Hằng 25/11/2019 10:49

Theo Đại biểu, cần quy định cụ thể mức gia hạn thời gian giám định tư pháp và không lệ thuộc vào thời gian xét xử vì thực tế có những vụ án gần hết thời gian xét xử mới phát sinh yếu tố cần giám định.

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) tán thành bổ sung thời hạn giám định.

Nhiều Đại biểu đồng tình quan điểm bổ sung

Nhiều Đại biểu đồng tình quan điểm bổ sung thời hạn giám định và gia hạn thời hạn giám định

"Thực tế hiện nay, pháp luật về giám định tư pháp đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là chưa có quy định về thời hạn giám định nên việc giám định trong các vụ án kinh tế, tham nhũng thường bị kéo dài", Đại biểu nói, đồng thời cho biết cần bổ sung quy định về thời hạn giám định đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. 

Tại Dự Luật quy định, thời hạn giám định đối với các trường hợp cần thiết khác tối đa là ba tháng. Nếu việc giám định phức tạp, hoặc khối lượng công việc lớn, hoặc điều kiện thực hiện giám định khó khăn thì thời hạn giám định tối đa là bốn tháng. Thời hạn giám định có thể được gia hạn theo cơ quan trưng cầu nhưng phải bảo đảm thời hạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính.

Có thể bạn quan tâm

  • Luật Giám định tư pháp (sửa đổi): Tranh cãi bổ sung phòng giám định tư pháp thuộc VKSND Tối cao

    09:25, 25/11/2019

  • Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc: Căn cứ kết luận giám định "không hợp pháp" để buộc tội?

    14:05, 16/08/2019

  • Kiện toàn Tổ Thư ký giúp việc Ban chỉ đạo tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp

    19:36, 31/07/2019

  • Kiện toàn BCĐ đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp cấp Trung ương

    18:21, 09/07/2019

  • Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc lớn nhất Miền Trung: Cơ quan giám định thiếu năng lực

    18:10, 09/07/2019

  • Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc lớn nhất Miền Trung: "Mổ xẻ" kết quả giám định

    07:26, 06/07/2019

  • Ngày thứ 3 xét xử phúc thẩm kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc lớn nhất Miền Trung: Mổ xẻ kết quả giám định lô gỗ

    16:01, 05/07/2019

Đặc biệt, Dự thảo cũng quy định, thời hạn giám định có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng phải bảo đảm thời hạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Theo Đại biểu đoàn Nam Định, quy định như dự thảo luật là không cụ thể về mức gia hạn bao lâu. Do đó, cần thời gian cụ thể.

“Không thể quy định gia hạn thời hạn giám định tư pháp kéo dài vì thực tế có những vụ án gần hết thời gian mới phát sinh thêm cần giám định, do đó, đề nghị bổ sung cụ thể mức gia hạn thời gian giám định tư pháp và không lệ thuộc vào thời gian xét xử”, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa kiến nghị.

Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) lại cho rằng, nếu bổ sung quy định gia hạn thời gian giám định tư pháp sẽ gây nhiều vướng mắc.

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn)

Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn).

“Việc bổ sung thời hạn sẽ mâu thuẫn với thời hạn giải quyết án vì thời hạn giải quyết án dân sự tối đa là 3 tháng, trong khi dự thảo luật đưa ra thời hạn giám định lên đến 4 tháng”, Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ phân tích.

Cùng với đó, Đại biểu cũng cho rằng, gia hạn thời hạn giám định tư pháp sẽ khó khăn trong giai đoạn điều tra tố tụng hình sự. Bởi có trường hợp hết thời hạn điều tra nhưng thời gian giám định được gia hạn vẫn còn, do đó sẽ khó khăn khi đi vào thực tế thực hiện.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự Luật Giám định tư pháp (sửa đổi): Gia hạn thời gian giám định không lệ thuộc thời gian xét xử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO