Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư: Không áp dụng bảo lãnh cho mọi dự án PPP

Đỗ Huyền 09/11/2019 04:50

Đây là một trong những nội dung của dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là Luật PPP) sắp được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến.

Thông tin về Dự án Luật PPP, ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ KH&ĐT) cho biết, dự thảo Luật PPP do Bộ KH&ĐT xây dựng đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra. Dự kiến, ngày 11/11, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội tại hội trường.

ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ KH&ĐT).

Ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ KH&ĐT).

Theo ông Trương, liên quan đến các cơ chế bảo lãnh của Chính phủ trong dự thảo Luật PPP, ông Trương cho biết, nhằm chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét hai cơ chế: Bảo đảm cân đối ngoại tệ và cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa Nhà nước và nhà đầu tư.

“Các cơ chế này chỉ áp dụng đối với một số dự án PPP đặc biệt quan trọng, trên cơ sở xem xét cẩn trọng thông qua Hội đồng thẩm định liên ngành cấp Trung ương, không áp dụng tràn lan cho mọi dự án PPP”, ông Trương nói.

Cụ thể, đối với cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu giữa Nhà nước và nhà đầu tư tại dự thảo Luật, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét cơ chế chia sẻ rủi ro theo hướng: Chính phủ cam kết chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án không quá 50% phần hụt thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng; Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cam kết chia sẻ với Chính phủ không thấp hơn 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng.

Về lĩnh vực đầu tư, ông Trương cho biếttừ thực tiễn triển khai PPP tại nước ta, dự thảo Luật được thiết kế theo hướng lược bỏ các lĩnh vực không được triển khai theo PPP trên thực tế hoặc có triển khai theo PPP nhưng không hiệu quả hoặc không hấp dẫn khu vực tư nhân hoặc đã triển khai ổn theo các phương thức đầu tư khác (xã hội hóa, đầu tư tư nhân).

Tuy nhiên, để bảo đảm linh hoạt trong thực tiễn điều hành, Chính phủ đề nghị có quy định mở đối với trường hợp phát sinh về lĩnh vực cần thiết trong thực tiễn, Bộ, ngành, địa phương được đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung mới nhưng bảo đảm phù hợp với quy định về lĩnh vực đầu tư công và khả năng bố trí vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu dự án có sử dụng vốn đầu tư công).

Tính đến cuối năm 2018, 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng (trong đó, 140 dự án theo hợp đồng BOT, 188 dự án theo hợp đồng BT và 8 dự án được áp dụng các loại hợp đồng khác)

Tính đến cuối năm 2018, 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng (trong đó, 140 dự án theo hợp đồng BOT, 188 dự án theo hợp đồng BT và 8 dự án được áp dụng các loại hợp đồng khác)

Về phân loại dự án PPP và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, ông Trương cho biết, quy định cho dự án PPP cần được thống nhất với thẩm quyền của Luật Đầu tư công và Luật Đầu tư hiện hành (cũng như định hướng Luật Đầu tư sửa đổi).

Theo đó, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP bao gồm 3 cấp: Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và cấp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không bao gồm cấp Hội đồng nhân dân (như Luật Đầu tư công) vì trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị dự án PPP, các nội dung về sử dụng nguồn lực đất đai, tài nguyên, giá/phí dịch vụ… đã được trình Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua phù hợp, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.

Có thể bạn quan tâm

  • “Không cơ chế chia sẻ rủi ro, rất khó hút vốn vào dự án PPP”

    10:39, 17/10/2019

  • Nhiều lĩnh vực không được đầu tư theo phương thức PPP

    17:05, 10/10/2019

  • PPP vẫn "đứng ngoài" lĩnh vực y tế

    05:48, 06/10/2019

Về Hội đồng thẩm định dự án PPP, ông Trương nhấn mạnh rằngkhác với dự án đầu tư công, dự án PPP thường phức tạp, nhiều rủi ro và phải cam kết dài hạn với nhà đầu tư. Do đó, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc và hạn chế trong thực tiễn thẩm định dự án PPP trong thời gian qua, Dự thảo Luật đề xuất cơ chế Hội đồng thẩm định các dự án PPP.

Tùy theo quy mô, tính chất, yêu cầu dự án, Hội đồng thẩm định có các cấp khác nhau như các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì phải được xem xét bởi Hội đồng thẩm định nhà nước; đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án PPP”, ông Trương thông tin.

Dự thảo Luật PPP đang được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp lần này (tháng 11/2019) được bố cục thành 11 chương với 102 điều, trên cơ sở kế thừa các quy định tốt đang thực hiện hiệu quả tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về PPP; đồng thời bổ sung một số chính sách, định hướng mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư: Không áp dụng bảo lãnh cho mọi dự án PPP
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO